Thứ 6, ngày 20 tháng 5 năm 2022
12 lỗi làm mất hình tượng ở lần gặp đầu tiên
TTO - Ấn tượng ở lần gặp đầu tiên sẽ trở nên vô cùng xấu xí nếu bạn mắc 12 lỗi ứng xử và ăn mặc dưới đây.

1. Bắt tay hời hợt: Đây có thể coi là thủ phạm giết chết ấn tượng ban đầu. Nghiên cứu cho thấy, người bắt tay lỏng lẻo thường bị đánh giá là nhút nhát, hay lo lắng, ít cởi mở và thiếu kỹ năng. Một lỗi ngược lại là bắt tay quá lâu. Quy tắc bắt tay là thời gian chỉ kéo dài 2 giây.

2. Để sai vị trí tay: Hãy để ý cách đặt tay trong khi ngồi. Bạn có thể đặt tay trong lòng, nhưng đừng cho tay vào túi vì bạn sẽ bị hiểu lầm là đang giấu gì đó. Nếu đặt tay lên bàn, đừng bóp tay quá chặt hoặc úp bàn tay xuống, nó sẽ thể hiện bạn đang muốn kiểm soát người đối diện.
Đặt tay lên bàn và nắm nhẹ được coi là phù hợp ở các nước phương Tây, song cử chỉ này bị coi là thô lỗ ở Nhật Bản và Ấn Độ.

3. Nhai kẹo cao su: Bạn sẽ bị đánh giá là trẻ con, thiếu chín chắn, thậm chí là học vấn thấp nếu nhai kẹo cao su, đặc biệt là ở cuộc phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, trong các tình huống đời thường, người nhai kẹo cao su được coi là thân thiện và dễ tiếp cận.

4. Không nhìn thẳng: Tiếp xúc bằng mắt là cách rất hiệu quả để gây ấn tượng ban đầu. Nghiên cứu cho thấy, những người duy trì tiếp xúc bằng mắt khi nói chuyện và lắng nghe được đánh giá là tự tin và thông minh. Những người tránh ánh mắt thì bị cho là không đáng tin, thiếu hấp dẫn và hay lo lắng.

5. Nghịch tóc: Một cô gái trung bình sờ tóc khoảng 18 lần/ngày. Nghịch tóc được cho là một hành động mơn trớn, nhưng cũng thể hiện sự lo lắng, căng thẳng, không thoải mái và không có cái tôi.

6. Nói sai chủ đề: Một số đề tài bạn nên tránh để không gây ấn tượng xấu ban đầu, đó là các vấn đề về sức khoẻ, tiền bạc, tôn giáo, sếp cũ, bồ cũ, chính trị, đời sống riêng và các vấn đề cá nhân.
Đừng tập trung nói về bản thân mà quên lắng nghe người mình đang nói chuyện cùng.

7. Xâm phạm không gian cá nhân: Các nhà nghiên cứu chia không gian cá nhân thành 4 mức độ. Khoảng cách giữa bạn và người mới gặp tại một cuộc họp nên từ 1,2 - 3,6m.
Nếu bạn đứng quá gần, bạn có thể bị cho là hung hăng, bất lịch sự, còn đứng quá xa sẽ khiến bạn có vẻ thờ ơ với người đối diện.

8. Gây tiếng động: Bất cứ tiếng động nào bạn tạo ra bằng cách gõ nhịp chân, gõ ngón tay, bẻ khớp tay có thể gây khó chịu và phân tán tư tưởng cho người đối diện. Gõ ngón tay gây ấn tượng về sự lo lắng, khó chịu, mất kiên nhẫn hoặc dối trá, còn bẻ khớp tay là một trong những âm thanh khó chịu nhất.

9. Thường xuyên xem điện thoại hoặc đồng hồ: Một người trung bình kiểm tra điện thoại 110 lần/ngày. Tuy nhiên, sẽ là bất lịch sự nếu bạn xem điện thoại hoặc đồng hồ khi đang nói chuyện với người khác. Nó cho thấy bạn không có hứng thú, bạn buồn chán và có việc khác phải làm.
Kể cả đặt điện thoại bên cạnh khi đang nói chuyện cũng làm giảm chất lượng và chiều sâu của cuộc nói chuyện.

10. Quên tên: Thật ngại nếu bạn quên tên người đối diện, đặc biệt khi họ vẫn nhớ tên bạn. Đừng bào chữa là bạn rất kém trong việc nhớ tên người khác, vì nếu bạn có hứng thú thì tên họ sẽ luôn ở trong đầu bạn.

11. Đến muộn: Bạn sẽ gây ấn tượng là người không đáng tin, không có kế hoạch, không tôn trọng thời gian của người người khác nếu đến muộn. Hãy cố gắng sắp xép thời gian để không phải vội vã. Kể cả khi bạn đến kịp giờ, nhưng phải chạy cho kịp thì bạn cũng không thể tập trung nổi.

12. Trang phục không phù hợp: Thống kê cho thấy 55% ấn tượng ban đầu phụ thuộc vào diện mạo của bạn. Một số nghiên cứu còn tiết lộ rằng diện mạo, chiều cao, cân nặng, màu tóc, cách trang điểm có thể ảnh hưởng đến mức lương của bạn. Nếu gặp ai đó lần đầu, hãy cố gắng ăn mặc ở mức độ trung tính, gọn gàng và đừng xức nước hoa quá nhiều.
-
TTO - Nếu chiến thắng ở trận chung kết SEA Games 31, tuyển nữ Việt Nam sẽ có lần thứ 2 lập hattrick HCV, điều chưa từng có trong lịch sử các kỳ đại hội.
-
TTO - Một số phụ huynh ở TP.HCM lo lắng khi biết con tiêm vắc xin COVID-19 đã hết hạn. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, với vắc xin hết hạn trên nhãn nhưng được cập nhật hạn dùng sẽ không thay đổi chất lượng, an toàn, hiệu quả của vắc xin.
-
TTO - Ngày 20-5, tuyển Việt Nam đã giành vé vào chung kết bóng chuyền nam SEA Games 31 sau chiến thắng nghẹt thở 3-2 trước Thái Lan ở bán kết.
-
TTO - Tính từ 16h ngày 19-5 đến 16h ngày 20-5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.587 ca nhiễm mới trong nước (giảm 128 ca so với ngày trước đó) tại 51 tỉnh, thành phố (có 1.380 ca trong cộng đồng).
-
TTO - Đặt chỉ tiêu 140 HCV tại SEA Games 31 nhưng tính đến 17h45 ngày 20-5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành đến 163 HCV, vượt chỉ tiêu 23 HCV.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận