31/05/2022 12:00 GMT+7

100 triệu người trên thế giới bị 'cưỡng bức di dời', cuộc khủng hoảng di cư mới bắt đầu

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Lần đầu tiên, ước tính hơn 100 triệu người trên toàn thế giới bị 'cưỡng bức di dời', theo biệt ngữ của Cơ quan về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR). Thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng di cư mới.

100 triệu người trên thế giới bị cưỡng bức di dời, cuộc khủng hoảng di cư mới bắt đầu - Ảnh 1.

Hình ảnh người phụ nữ Ukraine cùng các con đi tị nạn - Ảnh: ABC NEWS

Hàng triệu phụ nữ và trẻ em Ukraine đã chạy trốn khỏi chiến dịch quân sự của Nga chỉ trong 3 tháng qua. Bên cạnh đó, hàng triệu người khác - thường ít được thấy trên các phương tiện truyền thông phương Tây - đã chạy trốn bạo lực ở những nơi như Ethiopia, Burkina Faso, Myanmar, Afghanistan hoặc Cộng hòa Dân chủ Congo.

Cả con số và sự đau khổ của người tị nạn "đều sắp trở nên tồi tệ hơn".

Cuộc chiến kéo dài ở Ukraine - một "vựa bánh mì" hiện không thể xuất khẩu lúa mì và các mặt hàng chủ lực khác - đã và đang châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu sắp xảy ra. Ở châu Phi, Trung Đông và các nơi khác sẽ phải đối mặt ngay với nạn đói.

Ông Margaritis Schinas, ủy viên Liên minh châu Âu phụ trách vấn đề di cư, nói với Hãng tin Bloomberg rằng ông còn chờ đợi một cuộc khủng hoảng tị nạn khác.

Lần này, mọi người sẽ đi bằng xuồng qua Địa Trung Hải, thay vì trên các chuyến tàu qua Ukraine và Ba Lan. Nó sẽ "lộn xộn hơn", ông Schinas nhận định như thể tất cả những cuộc khủng hoảng khác vẫn chưa đủ lộn xộn.

Ông cũng cho biết tình trạng thiếu hụt lương thực trầm trọng sẽ khiến những người đang tìm kiếm thức ăn đổ về châu Âu. Tình trạng di cư sẽ hỗn loạn hơn nhiều so với cuộc di cư của hàng triệu người Ukraine do chiến tranh gây ra.

Ông Schinas nói: "Sẽ không thể kiểm soát được tình trạng di cư vì đói". Ông chỉ ra viễn cảnh những người di cư cố gắng tìm đường bằng thuyền.

Khi đón những người tị nạn Ukraine, người dân châu Âu có hàng loạt phản ứng rất khác nhau.

Tại ga xe lửa ở Munich, nhiều người Đức chào đón những người mới đến bằng nước đóng chai, gấu bông và những cái ôm. Tuy nhiên, lại có những người Đức tỏ ra phẫn nộ về sự hỗn loạn và muốn ngăn những người tị nạn ra ngoài. Hầu hết người tị nạn đều lặng lẽ e ngại.

Một sự phân hóa tương tự về thái độ cũng khiến toàn bộ châu Âu bị ảnh hưởng. Các quốc gia như Hungary đã quay lưng lại với những người tị nạn bằng dây thép gai và vòi rồng.

Trong khi đó, Mỹ cũng phải đối mặt với làn sóng di dân lớn nhất 20 năm qua.

Số người từ Trung Mỹ và Mexico muốn vượt biên giới vào Mỹ tăng đều từ tháng 4-2020 tới nay. Nguyên nhân họ ra đi là muốn thoát khỏi nghèo đói, bạo lực và tham nhũng ở Mexico cũng như vùng tam giác phía Bắc (gồm Guatemala, Honduras và El Salvador) và gần đây nhất là Ukraine.

Áp lực về vấn đề người di cư đối với Mỹ đã tăng lên trong 2 năm qua. Mỗi tháng, các cơ quan quản lý biên giới nước này trục xuất trung bình khoảng 220.000 người vượt biên từ Mexico sang Mỹ.

Hơn 5 triệu người Ukraine tị nạn ở nước ngoài, hơn 1 triệu người về nước Hơn 5 triệu người Ukraine tị nạn ở nước ngoài, hơn 1 triệu người về nước

TTO - Ngày 20-4, theo công bố của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR), hơn 5 triệu người Ukraine hiện đã rời khỏi đất nước để tị nạn kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tấn công Ukraine.

GIA MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên