Ai cũng có thể rối loạn tâm thần
WHO đẩy mạnh hoạt động
Vấn đề là cách biệt giàu nghèo cũng đưa đến bất công trong việc chữa chạy các chứng bệnh tinh thần. Hàng triệu người mắc bệnh ở các nước nghèo, chính xác là 75% số bệnh nhân không hề được điều trị hay chăm sóc, cho dù ít ỏi.
Thí dụ rõ rệt là ở châu Phi, nơi 10 người có chứng động kinh thì tới 9 người không được điều trị, mặc dù thuốc chống co giật không hề đắt đỏ, chỉ tốn 5 đôla/người/năm. WHO kêu gọi các chính phủ, nhà tài trợ và các cổ đông đóng góp nhiều hơn để xóa bỏ sự bất công này. Chương trình khi thành công sẽ đem lại cuộc sống dễ dàng cho hàng chục triệu người mắc chứng trầm cảm, động kinh hay tâm thần phân liệt.
Vấn đề thứ hai là nhận thức. WHO nêu khẩu hiệu No Health Without Mental Health - Chưa phải khỏe mạnh nếu tinh thần không khỏe mạnh.
Trên toàn thế giới, cứ 40 giây lại có một người tự sát vì khủng hoảng tinh thần. Tiến sĩ Margaret Chan, người đứng đầu của WHO, nói các chính phủ phải xem sức khỏe tinh thần như một phần quan trọng trong chương trình y tế. Thật bất hợp lý khi ở phần lớn các quốc gia, chỉ có 2% ngân sách y tế dành cho chăm sóc sức khỏe tinh thần. Một phần ba số bệnh nhân tâm thần phân liệt, hơn phân nửa số trầm cảm và ba phần tư số nghiện rượu không hề nhận được những chăm sóc đơn giản và không quá mắc mỏ.
10 sự thật về sức khỏe tinh thần
1. Khoảng phân nửa số rối loạn tinh thần bắt đầu từ sớm hơn 14 tuổi. Chừng 20% trẻ em trên thế giới có vấn đề về tinh thần, với các dấu hiệu rối loạn giống nhau trải dài trên các nền văn hóa khác nhau.
Khó khăn ở chỗ các nước có dân số trẻ thì lại nghèo. Hầu hết các nước có thu nhập thấp hay trung bình chỉ có một chuyên viên tâm lý trẻ em cho 1-4 triệu dân.
2. Trầm cảm là khi con người ta sầu dai dẳng và mất hứng thú đi kèm với các triệu chứng về tâm lý, hành vi và thể chất. Trên toàn thế giới nó được xem là nguyên nhân chính dẫn đến thiểu năng.
Phóng to |
Trầm cảm |
4. Chiến tranh và thiên tai có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và tâm lý con người. Mức độ rối loạn thường tăng gấp đôi sau các trường hợp trên.
Phóng to |
Nỗi buồn chiến tranh |
5. Rối loạn tinh thần thường dẫn đến chấn thương thể chất, cố ý hay vô ý.
6. Mặc cảm tự thân và thành kiến gia đình, xã hội là tác nhân ngăn cản các bệnh nhân tìm đến sự chăm sóc điều trị. Một nghiên cứu tại Nam Phi cho thấy người dân nghĩ rằng bệnh tâm thần là do stress hay thiếu ý chí hơn là thể chất. Sự mặc cảm tăng lên cùng với trình độ học vấn và mức sống văn minh.
7. Ở hầu hết các nước đều có vi phạm nhân quyền đối với bệnh nhân tinh thần, với các hành vi giam giữ, cô lập và tước đoạt các nhu cầu cơ bản cũng như sự riêng tư. Rất ít quốc gia có ban hành luật bảo vệ người rối loạn tinh thần.
Phóng to |
Ngược đãi |
9. Có năm rào cản phải vượt qua để phổ cập chăm sóc sức khỏe tinh thần: đưa sức khỏe tinh thần vào nghị sự và kêu gọi đóng góp, tổ chức các dịch vụ chăm sóc, hợp tác bên trong tổ chức, đảm bảo nhân lực và tìm ra người lãnh đạo.
10. Các chính phủ, nhà hảo tâm và các tổ chức công tác xã hội, bệnh nhân và thân nhân cần phối hợp với nhau để tăng chất dịch vụ, nhất là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Sự đòi hỏi tài chính thật ra rất khiêm tốn: chỉ có 2 đôla/người/năm ở các nước có thu nhập thấp và 3-4 đôla/người/năm cho các nước trung bình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận