Kỳ 1: Gom khoai mì xuất sang Trung Quốc Kỳ 2: Thương nhân Trung Quốc tranh mua thủy sản, cao su...
Phóng to |
Thu gom khoai mì tại Tân Châu (Tây Ninh) đưa đi xuất khẩu Ảnh: L.SƠN |
- Không phải đến bây giờ mới có chuyện thương nhân Trung Quốc thu gom nguyên liệu thô của VN mà đã từng xảy ra tương tự ở nhiều mặt hàng khác như lá chè, vải thiều, dưa hấu... Hiện tượng này đem lại lợi ích đáng kể trước mắt, giúp bà con nông dân bán được giá cao, cải thiện thu nhập. Tuy nhiên, việc xuất đến mức các nhà máy trong nước bị tranh mua dẫn đến nguyên liệu sản xuất chập chờn, khan hiếm, phải nhập khẩu thì bất hợp lý.
* Theo ông, sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc tạo ra những rủi ro nào?
- Không ai dám khẳng định các thương nhân Trung Quốc sẽ duy trì chế độ mua với số lượng lớn và giá cả như hiện nay trong bao lâu. Lịch sử mua bán nông thủy sản giữa ta và Trung Quốc đã ghi nhận nhiều lần khi hàng đã vận chuyển ồ ạt lên biên giới, đối tác đột ngột dừng lại khiến nhà xuất khẩu buộc phải bán giá thấp.
Hoặc họ đưa ra chính sách hấp dẫn khiến nông dân đổ xô xuất khẩu, nhà máy trong nước ngưng hoạt động vì cạn nguyên liệu. Sau đó bất ngờ hạn chế mua, cả nông dân và doanh nghiệp đều khốn đốn.
Doanh nghiệp VN chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch - hình thức giao dịch thương mại đặc biệt rủi ro. Với mặt hàng cao su, chúng ta đang phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. Các công ty xuất khẩu tiểu ngạch chở hàng ra Móng Cái, trong quá khứ đã có lúc một con sông ở khu vực này bốc mùi nồng nặc vì mủ cao su chất chồng!
* Theo ông, làm thế nào để hạn chế rủi ro và cân đối lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp sản xuất trong nước?
- Chúng ta không thể dùng biện pháp hành chính để hạn chế xuất thô. Cơ quan quản lý cần khuyến cáo doanh nghiệp dứt khoát không làm ăn chụp giật, ngắn hạn, không xuất khẩu tiểu ngạch mà nên ký hợp đồng chính ngạch, hạn chế tình trạng hàng ùn ứ, phải bán rẻ tại biên giới. Với mặt hàng sắn lát và tôm, cá nguyên liệu, nhà sản xuất trong nước phải ký hợp đồng trước. Khi ký hợp đồng, cân đối với giá xuất khẩu để mua nguyên liệu với mức giá thỏa mãn được lợi ích cho cả hai bên. V
ề mặt quản lý nhà nước, tôi cho rằng cần phải thay đổi cơ chế này, để hợp đồng mua nguyên liệu (trong nước) đảm bảo được lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp sẽ không lo bị nước ngoài tranh mua.
* Cơ quan quản lý nhà nước cần dùng những công cụ nào để hạn chế tình trạng xuất thô ồ ạt?
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải chỉ đạo cân đối vĩ mô. Phải có sự liên thông với Bộ Công thương về nguồn cung và nhu cầu để công tác điều hành sát thực tế hơn. Chúng ta có thể xem lại thuế suất mà WTO cho phép với các mặt hàng nông sản thô xuất khẩu được đánh ở mức bao nhiêu, từ đó sử dụng linh hoạt công cụ thuế quan để hạn chế.
* Ông Phạm Quang Diệu (giám đốc Công ty CP Phân tích và dự báo thị trường - Agromonitor): Thiếu đội ngũ phân tích và dự báo thị trường Để chủ động xuất khẩu, đòi hỏi phải có các giải pháp khẩn cấp để đầu tư xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm, một đội ngũ phân tích và dự báo thị trường nông sản để hạn chế các rủi ro của thị trường. Tuy nhiên hiện ở VN chưa có một đội ngũ phân tích số liệu chuyên nghiệp để đưa ra những khuyến nghị về chính sách xuất khẩu cho các cơ quan ra quyết định. VN cũng không có một cơ quan đưa ra những số liệu xác thực để bình ổn những thông tin gây nhiễu. Ví dụ, thời gian gần đây nhiều nguồn thông tin cho rằng Trung Quốc đang hút hàng nông sản VN gây hoang mang cho người dân, tạo điều kiện cho các nấc trung gian tăng giá bán trong nước. Nếu có thông tin chính xác, chúng ta mới có những biện pháp thích hợp để kiểm soát và điều tiết xuất khẩu, ổn định tâm lý người tiêu dùng trong nước. * Ông Vũ Văn Trường (vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính): Sẽ điều chỉnh thuế, nếu kiến nghị Nguyên tắc chung là VN hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, chính sách thuế cũng được xây dựng theo hướng đó. Tuy nhiên, có một số mặt hàng VN chưa chế biến được hoặc nhu cầu nguyên liệu chưa đủ bao tiêu hết sản xuất nguyên liệu đó thì phải khuyến khích xuất khẩu. Vấn đề cụ thể như mủ cao su, Bộ Tài chính soạn thảo các quy định về thuế dựa trên cân đối sản xuất và nhu cầu được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra. Đây là mặt hàng không thể tích trữ lâu nếu không chế biến và thực tế có nhu cầu xuất khẩu. Nếu có hiện tượng thiếu nguyên liệu, cần xem lại giá mua của các doanh nghiệp trong nước có thấp không. Việc nâng thuế, Bộ Tài chính sẽ tính toán khi các bộ chuyên ngành như Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương từ thực tế quản lý sản xuất đề nghị cần hạn chế để phục vụ lợi ích chung. D o đó, việc điều chỉnh thuế phải tính toán trên cơ sở tổng hợp, hài hòa các lợi ích và cần được các bộ thống nhất trên cơ sở thực tiễn. * Ông Trần Ngọc Thuận (tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su VN - VRG): Tránh làm ăn kiểu “ăn đong” Nếu bảo rằng các doanh nghiệp thành viên VRG chỉ tập trung xuất khẩu mà bỏ rơi các nhà sản xuất trong nước là chưa chính xác. Trong kế hoạch hằng năm, VRG luôn dành 10-15% sản lượng để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất cao su trong nước. Sở dĩ một số nhà máy sản xuất cao su kêu thiếu nguyên liệu thời gian gần đây, trên thực tế là do lỗi của những doanh nghiệp này. Vào những thời điểm hoạt động xuất khẩu cao su gặp khó khăn, giá giảm, hàng không bán được, những nhà máy này cũng “bỏ của chạy lấy người”, không chịu lấy hàng dù hợp đồng đã được ký kết. Hơn nữa, những nhà máy kêu đói nguyên liệu là những đơn vị không ký hợp đồng dài hạn mà mua theo kiểu “ăn đong”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận