15/02/2008 04:10 GMT+7

Xóm... xe bò

LÂM HOÀI
LÂM HOÀI

TT - Từ tờ mờ sáng đến nhọ mặt người, quanh năm suốt tháng cuộc sống họ gắn chặt với những cuốc xe kéo, mang những giọt mồ hôi khó nhọc đổi lấy đồng tiền bát gạo. Họ là dân tứ xứ rồi qui tụ lại ở các thôn Hạ, thôn Thượng ở xã Mễ Trì, Hà Nội tạo nên "xóm xe bò”.

Vo3ER53Q.jpgPhóng to

Bán sức đổi lấy những đồng tiền ít ỏi là việc của dân “xế bò”- Ảnh: LÂM HOÀI

TT - Từ tờ mờ sáng đến nhọ mặt người, quanh năm suốt tháng cuộc sống họ gắn chặt với những cuốc xe kéo, mang những giọt mồ hôi khó nhọc đổi lấy đồng tiền bát gạo. Họ là dân tứ xứ rồi qui tụ lại ở các thôn Hạ, thôn Thượng ở xã Mễ Trì, Hà Nội tạo nên "xóm xe bò”.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

"Xóm xe bò” hình thành gần chục năm nay, khi hàng loạt công trình xây dựng khổng lồ quanh đó đua nhau mọc lên: khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, Trung tâm hội nghị quốc gia và hàng chục khu chung cư cao cấp, khách sạn, nhà cao tầng...

Tờ mờ sáng, trong cái lạnh buốt da, từng đoàn người ở "xóm xe bò” đã rục rịch sửa soạn lên phố kiếm việc làm. Công việc của họ là kéo, chở hàng vật liệu xây dựng hoặc bất cứ cái gì cần chở, kéo bằng tay.

Đang hì hục kéo xe hướng ra đường Phạm Hùng, anh Huấn (quê Hậu Lộc, Thanh Hóa) khoe với tôi đồ nghề của mình, đó là một chiếc xe kéo tay trị giá 700.000 đồng và vài cái cuốc, xẻng... "Trông lèo tèo vậy thôi nhưng đó là cả gia sản tôi phải tích cóp dành dụm nửa năm trời mới mua được đấy".

Nói đoạn, Huấn vắt ngang thừng trên vai, tay nắm lấy hai càng xe rồi dốc ngược chếch theo góc 45 độ cứ thế lấy hết sức bình sinh kéo. Anh bảo những hôm chủ giục hoặc việc nhiều phải cắm đầu mà chạy cho kịp. Mùa hè rát bỏng chân, mùa đông đường nhầy nhụa chỉ chực té ngã. "Những ngày đầu chưa quen, hai bên vai, lưng và khớp gối đau ê ẩm, nhiều lúc tưởng nó gãy gập làm đôi vậy. Nhưng rồi kéo mãi cũng quen, đến lúc những lớp da cũ bong vảy rồi chai sạn dần, kéo không còn cảm giác đau nữa, chỉ thấy mệt thôi" - Huấn kể.

Dãy trọ trong "xóm xe bò” là những căn phòng lụp xụp chật chội nằm san sát, mỗi phòng rộng chưa đầy 10m2 mà 4-5 người sống chen chúc nhau. Bình (quê Tiên Lữ, Hưng Yên) cười hề hề: tối đến cứ lăn đại ra nền ximăng mà ngủ, không chiếu cũng chẳng cần màn, vừa rộng, vừa mát.

Dân kéo xe cũng có "lãnh địa" làm ăn riêng rẽ và những điều luật bất thành văn, tất cả những qui định đó đều được tuân thủ khá nghiêm ngặt. "Lãnh địa" thường được phân chia khá cục bộ, dân tỉnh nào có "chợ cơ bắp" riêng của tỉnh đó: dân Nam Định thì tụ tập ở đường Phạm Hùng, Hoàng Quốc Việt; dân Thái Bình lại "đóng đô" trên đường Vũ Hữu; dân Thanh Hóa bám ở Khuất Duy Tiến; dân Hà Tây thì "trụ” ở khu Trung Văn... Ai "vi phạm" thì... bị đòn. Cũng phận nghèo với nhau nhưng vì miếng ăn người ta sẵn sàng "tẩn" nhau nhừ tử.

Cả "xóm xe bò” vẫn không quên vụ tai nạn kinh hoàng của anh Trịnh, quê Hà Nam, cách đây hơn một năm. Lần đấy Trịnh đi đập tường của một ngôi nhà cao tầng ở khu Trung Hòa - Nhân Chính, anh đã bị bức tường đổ vào người và chết ngay tại chỗ. Hay như anh Bình quê Hưng Yên bị gạch rơi vào đầu dẫn đến chấn thương sọ não. Chuyện gãy tay, dập chân, ngất xỉu, bị chủ đánh, chửi bới, lăng mạ với dân kéo xe diễn ra như cơm bữa.

Dân kéo xe chưa từng biết đến đồ bảo hộ lao động, bảo hiểm hay hợp đồng lao động là cái gì, ai thuê chở gì thì chỉ biết làm xong việc rồi nhận tiền thù lao. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người bị chủ lợi dụng bóc lột sức lao động, quịt tiền hoặc phủi tay khi họ bị tai nạn, rủi ro.

Một thợ kéo cho biết một ngày chạy cật lực vài chục cuốc xe tổng cộng cũng kiếm được 50.000-60.000 đồng, trời cho không ốm đau, bệnh tật thì trừ tiền ăn, tiền phòng trọ chỉ còn gom góp được 700.000-800.000 đồng/tháng gửi về quê cho vợ con. Với họ đó là số tiền rất lớn, nếu ở nhà làm lúa cả mùa cũng không có được.

LÂM HOÀI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên