13/11/2003 06:19 GMT+7

Xin đừng lãng quên…công chúng!

<FONT color=#686868><FONT color=#000000>(NSND Huy Thành, tổng thư ký Hội Điện ảnh TP.HCM)</FONT>
(NSND Huy Thành, tổng thư ký Hội Điện ảnh TP.HCM)

TT - Điện ảnh VN hiện nay đang thiếu gì? Câu hỏi này được nêu ra, mà cuộc hội thảo “Bàn về vấn đề tiêu chí đánh giá phim thương mại và phim có tính định hướng trong cơ chế thị trường” (do Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật & lưu trữ điện ảnh TP.HCM tổ chức mới đây), tựa như “mồi lửa”...

eGGk9gyS.jpgPhóng to
Cảnh trong Gái nhảy - kỷ lục mới trong phim thị trường
TT - Điện ảnh VN hiện nay đang thiếu gì? Câu hỏi này được nêu ra, mà cuộc hội thảo “Bàn về vấn đề tiêu chí đánh giá phim thương mại và phim có tính định hướng trong cơ chế thị trường” (do Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật & lưu trữ điện ảnh TP.HCM tổ chức mới đây), tựa như “mồi lửa”...

Phó giám đốc Hãng phim Giải Phóng - ông Thái Hòa - đã nói không úp mở trong vai trò người trong cuộc: “Thật sự phim Gái nhảy (do Hãng Giải Phóng sản xuất) chỉ là sự trở lại của dòng phim thị trường xuất hiện vào những năm 1989-1998 với hàng loạt phim có lượt người xem tương đương Gái nhảy như Vị đắng tình yêu, Ngọc trong đá, Lệnh truy nã, Em và Maicồ, Thăng Long đệ nhất kiếm… Thế rồi giới sản xuất phim thị trường bị lên án như kẻ tội đồ làm vẩn đục bầu trời điện ảnh khiến nhiều nhà làm phim phải bỏ của chạy lấy người”.

uueSeiEj.jpgPhóng to
Phim Hà Nội 12 ngày đêm: ngốn tiền nhưng ít người xem!
Thị trường điện ảnh tự phát ấy đố mà tồn tại được lâu khi lọt vào cơ chế hoạt động điện ảnh - nhìn một cách sâu xa - còn quá nặng bao cấp. Hậu quả là nhiều năm sau đó và kéo dài cho đến gần đây, số phim do Nhà nước tài trợ không gánh nổi thời lượng chiếu ở rạp, không vượt qua… 2% lượt người xem về doanh thu so với phim ngoại nhập. Thị phần phim VN trình chiếu tại rạp gần như bằng không!

Đạo diễn Huy Thành lên tiếng kêu gọi sự ủng hộ đối với loại phim biết cách nuôi sống mình bằng tiền bán vé: “Nếu làm hay làm giỏi thì ngành nghệ thuật điện ảnh góp được phần làm giàu cho đất nước, chứ không làm nghèo thêm như hiện nay”.

Đã rõ đây là một bức xúc. Thế nhưng hiện nay nào đã phải có sự thống nhất trong cách nhìn. Vẫn còn ý kiến cho là phim thị trường, phim thương mại sẽ đẩy con người và xã hội đắm chìm vào bản năng (?). Thậm chí có ý kiến còn phân biệt đối xử, cho rằng tư nhân vì mục đích lợi nhuận chỉ có thể làm những sản phẩm thương mại (với ý nghĩa tệ hại vừa nêu).

Như con xúc xắc, cần lật tiếp sang mặt khác để nhìn cho rõ hình khối. Điện ảnh VN đang thiếu tư tưởng? Vì người ta bảo trong một thời gian dài dựa hơi vào cơ chế bao cấp, được bào chế sẵn về mặt tư duy nên rất khó tự suy nghĩ độc lập?

* “Điện ảnh ta thả ra vườn cũng không thể tự đào bới mà sống được, hễ rời cái núm vú bao cấp là ngắc ngoải. Cần nhìn thấy điểm yếu của ta có lẽ nằm ở phần tài năng nghệ thuật trong điện ảnh không đồng bộ. Không nói đâu xa, chỉ so với Iran, Hàn Quốc, vấn đề khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, đề cao tính nhân văn làm xúc động lòng người, ta cũng còn lâu mới sánh bằng”.

* “Giới cầm cân nẩy mực cho việc làm phim đã thật sự cởi mở, thông thoáng như họ đã từng đối xử với Gái nhảy chưa? Hay sau Gái nhảy, cổng ngõ lại được rào vít, cài then đóng chốt lại? Thế nên những cá nhân định móc tiền tỉ làm phim hiện nay vẫn còn đang lưỡng lự, băn khoăn”.

Nhưng, với một Mùa ổi tinh tế, một Đời cát nhạy cảm trong tiết tấu cuộc sống..., nếu không có được xác tín riêng trong tư tưởng thì hẳn đã không thể có phim như thế.

Điện ảnh VN thiếu tiền? Không hẳn. Chi tiêu những 7 tỉ đồng cho một phim truyện như Hà Nội 12 ngày đêm thì đâu phải là “con nhà nghèo”. Thế nhưng… thông tin tổng kết gần đây cho biết khi chiếu tại TP.HCM, mặt bằng tiêu thụ điện ảnh lớn nhất cả nước, bộ phim hàng tỉ đồng này chỉ có 2.761 lượt người xem, thu được tròm trèm… 51 triệu đồng!

Biết đến khi nào sẽ có người trong giới chức được trao quyền thẩm định, cấp vốn dám đứng ra nhận trách nhiệm - về những bộ phim ngốn nhiều tiền nhưng lèo tèo người xem hoặc cất vội vào kho?

Người ta bảo phim tốt về chủ đề chính trị. Lẽ ra phải xét ở góc độ là khán giả có được thuyết phục đi xem nhiều hay không, để từ đó giá trị tư tưởng của phim mới may ra trở thành giá trị cộng đồng.

Xin nhớ lại bài học của điện ảnh VN thời kháng chiến với không ít phim rúng động lòng người: ngày ấy giới làm phim đưa ra những hình tượng nghệ thuật chinh phục công chúng cho bằng được. Ngày trước phim ảnh thuyết phục và đồng hành cùng người dân, ngày nay có những phim được rót hàng tỉ đồng mà chỉ dăm khán giả thì cũng bình chân như vại. Quan liêu đến thế rồi sao?

Phim hay phải là hay đối với công chúng, chứ chỉ “hay” theo đơn đặt hàng từ trên thì chưa đủ. Vậy nên “dòng phim có tính định hướng” thì cũng phải (và càng phải) quan tâm đến công chúng (còn “dòng phim thương mại” tất nhiên nếu không công chúng cũng là phá sản !).

Theo dòng:

* Điện ảnh Việt Nam vẫn đang...ngắc ngoải

* Gái nhảy: tốt hay xấu?

(NSND Huy Thành, tổng thư ký Hội Điện ảnh TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên