Một chú hổ con được đặt trong hộp kính cho mọi người ngắm - Ảnh: Sơn Bình |
Tuy nhiên, do bạch hổ con còn nhỏ nên Thảo cầm viên chỉ mang ra một con, đặt trong hộp kính cho mọi người đăng ký theo thứ tự để nhìn ngắm, chụp ảnh lưu niệm. Tất cả phải giữ khoảng cách an toàn với hổ và không được chụp đèn flash.
Bên cạnh chú hổ con được nhân viên mang ra cho mọi người chiêm ngưỡng ít phút, những hình ảnh từ hổ mẹ đang nuôi dưỡng hai hổ con trong “chuồng cọp” được phát ra ngoài màn hình nhỏ cho mọi người chiêm ngưỡng.
Bánh kem mừng đầy tháng ba “ bạch hổ con” - Ảnh: Sơn Bình |
Ban tổ chức cắt bánh kem trong buổi lễ - Ảnh: Sơn Bình |
Theo ban lãnh đạo Thảo cầm viên Sài Gòn, cách đây năm năm (2010), hai chú hổ Bengal trắng được nhập về từ vườn thú Elmvale của Canada. Đây là năm loài hổ đứng hàng đầu trong danh sách những loài động vật cần được bảo vệ.
Loài hổ Bengal trong tự nhiên chỉ có ở Bangladesh, Ấn Độ, Bhutan, Trung Quốc và Nepal.
Theo Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), số lượng của chúng tụt giảm từ 100.000 con (những năm 1990) xuống còn 3.200 con (năm 2013).
Một chú hổ con được đặt trong hộp kính cho mọi người ngắm - Ảnh: Sơn Bình |
Hổ mẹ đang nuôi con trong “chuồng cọp” - Ảnh: Sơn Bình |
Do Việt Nam không phải là nơi phân bố tự nhiên của hổ Bengal trắng nên quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng rất khó khăn.
Cuối cùng, nỗ lực của mọi người có kết quả xứng đáng khi hai chú hổ Bengal trắng sản sinh được ba “bạch hổ con” có sức khỏe tốt.
Tiến sĩ Phan Việt Lâm, giám đốc Công ty TNHH MTV Thảo cầm viên Sài Gòn, cho biết trong ba chú hổ con, có một con sức khỏe yếu hơn.
Do bản tính tự nhiên, hổ mẹ chỉ tập trung chăm nuôi hai hổ con mạnh khỏe nên mọi người mang chú hổ con còn lại chăm sóc bên ngoài.
Rất đông người chụp ảnh bạch hổ - Ảnh: Sơn Bình |
“Nuôi hổ con còn khó hơn nuôi trẻ sơ sinh khi phải điều tiết nhiệt độ, cho bú sữa bình, chỗ ngủ an toàn. Khi tính hoang dã trỗi dậy, hổ con có thể cắn mạnh vào tay người nuôi”, tiến sĩ Lâm cho hay.
Theo tiến sĩ Lâm, trước đó Thảo cầm viên Sài Gòn đã nhân giống thành công nhiều hổ Đông Dương (có lông màu vàng, vằn đen). Hiện số hổ này được đưa về nuôi dưỡng tại Công viên Sài Gòn Safari (huyện Củ Chi).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận