Thứ 2, ngày 9 tháng 12 năm 2019
Xây dựng thế hệ mới cho truyện tranh
TT - Các bạn trẻ đã đến Trường TCCN Tôn Đức Thắng sáng 4-8 để giao lưu với các nghệ sĩ truyện tranh nhân sự kiện: Viện Truyện tranh và phim hoạt hình VN ra mắt.
![]() |
Họa sĩ Hoàng Anh Tuấn giới thiệu nghề truyện tranh Việt với các bạn sinh viên - Ảnh: L.Điền |
Là đơn vị trực thuộc Hiệp hội Thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật VN (thuộc Bộ VH-TT&DL), Viện Truyện tranh và phim hoạt hình VN (Comic Media Academy - cmA) ra đời từ ý tưởng của Công ty Phan Thị, do bà Phan Thị Mỹ Hạnh làm viện trưởng.
"VN có thị trường truyện tranh rất lớn, các em ở độ tuổi tiếp nhận truyện tranh rất nhiều, nếu chúng ta phát triển công nghệ làm truyện tranh thật tốt, ngành này sẽ là đóng góp quan trọng vào phát triển đất nước" PGS.TS Lê Huyên (chủ tịch Hiệp hội Thiết kế mẫu và sáng tạo mỹ thuật VN) |
Hội thảo về ngành học vẽ truyện tranh và làm hoạt hình cũng đã được tổ chức tại buổi ra mắt.
Các sinh viên vây chặt họa sĩ Phan Vũ Linh (giảng viên khoa đồ họa - truyện tranh, Đại học Mỹ thuật TP.HCM) và Hoàng Anh Tuấn (thành viên nhóm B.R.O) để đặt hàng loạt câu hỏi xung quanh việc làm sao để theo đuổi nghề làm truyện tranh, từ cách nuôi dưỡng ý tưởng đề tài đến những vấn đề thuộc độ rộng cho phép của các nội dung nhạy cảm hoặc “tự do sáng tạo đến đâu”.
Câu trả lời là mỗi bạn nếu có ước mơ với ngành truyện tranh đều có quyền đeo đuổi, thực hiện, và trong khi làm việc chỉ cần nhớ mình đang ở VN, và VN đang hội nhập với các nước, cho nên có rất nhiều con đường để tác phẩm đến với công chúng cả trong và ngoài nước, chỉ cần sản phẩm thuyết phục được công chúng.
Truyện tranh và phim hoạt hình đều cần họa sĩ tài năng và kịch bản hay. Bà Mỹ Hạnh cho biết Viện sẽ kết nối với các chuyên gia để tối ưu hóa chương trình đào tạo.
Hiện tại, họa sĩ Phan Vũ Linh được bổ nhiệm làm viện phó Viện Truyện tranh và phim hoạt hình là tín hiệu đáng mừng với giới quan tâm.
Có mặt tại buổi ra mắt Viện Truyện tranh và phim hoạt hình VN, đoàn đại diện ban quản trị Trường cao đẳng Nippon Designer, Nhật Bản bày tỏ niềm tin về sự phát triển ngành truyện tranh VN, khởi đi từ sự thành lập viện và các chương trình kết nối hoạt động giữa VN và Nhật Bản trong tương lai.
Từ phía các bạn trẻ đam mê nghề truyện tranh, có không ít người nung nấu tâm huyết nhưng không tìm được hướng ra để thực hiện ước mơ của mình.
Một bạn hỏi họa sĩ Hoàng Anh Tuấn rằng mình vốn thích làm truyện tranh, nhưng tay nghề vẽ không xuất sắc, có cách nào phát triển không.
Họa sĩ Tuấn đưa ra một gợi mở quan trọng: Hãy thử với khâu viết kịch bản. Kịch bản truyện tranh hiện cũng đang rất “khát” và không ít trường hợp thành công nhờ câu chữ nội dung chứ không phải thế mạnh nơi hình vẽ.
Tìm giải pháp cho truyện tranh Viện Truyện tranh và phim hoạt hình VN (đặt tại 53 Huỳnh Khương Ninh, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM) có: thư viện sách nghề, thư viện hình ảnh; các khóa học gồm: vẽ truyện tranh, vẽ phim hoạt hình, viết kịch bản truyện tranh và phim hoạt hình, vẽ và viết game, quảng cáo, sáng tác và xuất bản sách số; giáo trình cập nhật từ các nước, phương pháp giảng dạy mới. Theo bà Phan Thị Mỹ Hạnh: “Trước mắt, viện sẽ kết nối các họa sĩ thế hệ trước cùng ngồi lại với các bạn họa sĩ trẻ nhằm tìm ra giải pháp cho yêu cầu truyện tranh VN: cần có kỹ thuật thể hiện chỉn chu, bút pháp hiện đại và nội dung đề tài gắn với cuộc sống đương đại của bạn đọc hiện nay”. |
-
TTO - Ngay sau khi giành chiến thắng trước đội Thái Lan trong trận chung kết bóng đá nữ SEA Games 30, bảo vệ thành công tấm huy chương vàng, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã nhận được nhiều khen thưởng, động viên.
-
TTO - Sau khi đội tuyển nữ Thái Lan thất bại 0-1 trước Việt Nam ở chung kết SEA Games 30, các CĐV Thái Lan lại khóc như mưa và tuyên bố: "Mắc cỡ quá, đừng đá với họ nữa".
-
TTO - Phút 92, Tuyết Dung đá phạt bên cánh trái, Dangda đánh đầu phá bóng trượt tạo cơ hội cho Hải Yến đánh đầu cận thành, mở tỉ số trận đấu.
-
TTO - Thua tuyển nữ Việt Nam 0-1 trong trận chung kết bóng đá nữ SEA Games 2019, báo chí Thái Lan tỏ ra vô cùng thất vọng.
-
TTO - Tác phẩm nghệ thuật thể hiện bằng một trái chuối được dán băng keo dính lên tường đã bị một người vặt ăn ngay tại triển lãm. Đáng nói là "tác phẩm trái chuối" đó được định giá đến... 120.000 USD.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận