Mô hình Bảo tàng Lịch sử quốc gia |
Là người từng theo học chuyên ngành lịch sử nên tôi rất quan tâm tới dự án vô cùng hoành tráng này.
Theo tôi, việc xây dựng bảo tàng lịch sử có quy mô to lớn như vậy sẽ không gặp khó nếu có đủ tiền.
Vấn đề ở đây là khi xây dựng xong lấy hiện vật ở đâu để trưng bày hay phải đi gom hiện vật ở các bảo tàng khác?
Hai là, cần làm rõ khái niệm bảo tàng lịch sử quốc gia và bảo tàng lịch sử địa phương, trong đó nội dung trưng bày của bảo tàng lịch sử quốc gia khác bảo tàng lịch sử địa phương ở điểm nào?
Thực tế cho thấy các bảo tàng lịch sử hay bảo tàng cách mạng địa phương cũng trưng bày các hiện vật của cả nước vì lịch sử địa phương không thể tách rời lịch sử cả nước.
Ba là, liệu Bảo tàng Lịch sử quốc gia có thu hút được khách tham quan, nghiên cứu, học tập như các nhà làm dự án hay cũng bị “ế ẩm” như như nhiều bảo tàng hiện có?
Bốn là, hiện có rất nhiều di tích lịch sử đang bị xuống cấp, báo động “đỏ” nhưng không có kinh phí để duy tu, sửa chữa, lẽ nào lại đi xây mới Bảo tàng Lịch sử quốc gia với số vốn hơn 11.000 tỉ đồng?
Năm là, các công trình phúc lợi công cộng phục vụ thiết thực người dân, nhất là các bệnh viện và trường học đang rất cần vốn, lẽ nào dự án Bảo tàng Lịch sử quốc gia cần hơn?
Bảo tàng Lịch sử quốc gia được xây dựng tại ô đất số 7 khu đô thị mới Tây Hồ Tây, Hà Nội với tổng diện tích sử dụng gần 10ha. Gồm bốn hạng mục xây dựng: tòa nhà chính; khu tưởng niệm danh nhân; khu trưng bày ngoài trời; hạng mục kỹ thuật phụ trợ, cây xanh, cảnh quan. Riêng tòa nhà chính được xây dựng trên khu đất hơn 20.000m2, có một tầng hầm và sáu tầng nổi, bao gồm kho lưu giữ hiện vật qua các thời kỳ; trung tâm bảo quản và phục chế; hội trường, các phòng hội thảo, chiếu phim phục vụ công tác nghiên cứu, học tập… |
* Bài viết thể hiện quan điểm của bạn đọc Bùi Hiển. Bạn có ý kiến gì về việc này? Hãy chia sẻ cùng TTO qua email tto@tuoitre.com.vn hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận