09/08/2013 16:00 GMT+7

Xã hội ba đào

A.QUI
A.QUI

TTC - Quá khẩu thành tàn

Chả cá là món ăn thường có ở các quán cơm bình dân, riêng xe bánh mì chả cá hoặc bún chả cá dĩ nhiên là không thể thiếu nó. Do ngon, dễ ăn, đặc biệt là rẻ nên chả cá được nhiều người chọn.

wy4Lnx3j.jpgPhóng to

Tuy nhiên rất ít người biết đến thành phần, xuất xứ của món thủy sản có nhiều ở TP.HCM này. Thực ra đĩa chả cá vàng rộm, thơm nức mũi chỉ là tổng hợp của các loại cá chết, da cá ba sa, da cá thác lác, da heo được xay nhuyễn. Riêng thành phần ruồi, gián (bị rớt vào) thì không tính vì khối lượng không đáng kể và chả ảnh hưởng đến giá thành.

Theo lời một chủ xưởng ở Thủ Đức thì “Mỗi nơi chế biến chả cá đều có một bí quyết riêng, nhưng để món ăn hấp dẫn cần có thêm một loại gia vị đặc biệt”. Đó là thứ bột màu trắng không rõ tên, khi cho vào sẽ đánh mất mùi cá ươn thối, đồng thời khi ăn nóng sẽ thấy giòn, còn ăn nguội thì dai, không bị bở.

Cũng theo tiết lộ, xưởng này đã làm thí nghiệm để tạo ra nhiều loại gia vị pha chế khác. Tùy theo lượng... bột mì mà giá cả chia thành 3 loại: Loại nhất giá 100.000 đ/kg là loạt ít bột mì và nhiều cá hơn cả. Loại hai giá 70.000 đ/kg là loại pha bột vừa phải, bán rất chạy vì giá cũng vừa phải.

Riêng loại 40.000 đ/kg chỉ tiêu thụ mạnh ở các quận ngoại thành, chủ yếu là các quán cơm sinh viên. Một đĩa cơm 15.000đ mà gọi chả cá sẽ ăn thoải mái, trong khi gọi món thịt khác sẽ không đủ ăn nên sinh viên nhà ta luôn dành nhiều tình cảm cho chả cá. Rẻ cũng phải thôi vì cả tạ cá chết ươn chỉ mua mất vài trăm ngàn đồng, còn da cá thì bán rẻ như cho. Chỉ tội cho người ăn, có biết đâu rằng trong sự rẻ ấy, khi quá khẩu dễ tàn đời!

Nước lã vã nên... vàng

dAatwmtc.jpgPhóng to

Ai cũng biết câu thành ngữ “nước sông, công lính” dùng miêu tả sự dồi dào của thiên nhiên, cũng như của sức người. Thế nhưng ít ai ngờ rằng sẽ có ngày thứ nước chảy tràn lan ấy bỗng được khoác thêm cái áo thần bí để bán với giá cắt cổ. Theo lịch sử thì chẳng có vị vua nào đánh thắng trận ở Ngã ba Bạch Hạc (điểm gặp của Sông Lô, Sông Đà và Sông Hồng, Phú Thọ). Ấy thế mà dân vùng này cứ gọi nước sông ở đây là nước “thắng”, cát sông là cát “thắng”. Theo đó có cát “thắng”, nước “thắng” thờ cúng thì sẽ có sức khỏe tài lộc, mau thăng quan tiến chức... Nói chung là đại thắng! Để mua được sự thắng lợi toàn diện ấy, nhiều người đã phải bỏ ra 200.000đ rước về một can nước 20 lít đục ngầu, đắt hàng chục lần so với bình nước tinh khiết.

Tuy không mang hơi hướm lịch sử, nhưng nước giếng cổng kẹp (Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An) cũng có giá ra phết. Chả rõ từ đâu, người ta cứ đồn rằng nước giếng này chữa được nhiều loại bệnh tật, nếu uống lâu dài da dẻ trở nên trắng trẻo, hồng hào. Điều đặc biệt là nấu cơm bằng nước này thì hạt cơm sẽ trắng sáng, ngon hơn. Thêm điều lạ nữa, dù có ăn thịt mỡ rồi uống sống nước này cũng không hề bị đau bụng (?!).

WqhaLAZs.jpgPhóng to

Do được phong làm nước “thánh” nên người tứ xứ đổ về đây mua nước đông nghìn nghịt, phải xếp hàng vài tiếng đồng hồ. Mỗi can qui định đối với người địa phương là 1.000đ, người nơi khác có thể tới 5.000đ. Thấy ngon ăn với nguồn lợi trời cho, nhiều hộ đã khoan thêm các giếng khác cạnh giếng cổng kẹp. Loại nước “á hậu” cũng bán khá chạy bởi người phương xa luôn mù mờ về lý lịch trích ngang của các giếng nước. Mặc dù chính quyền khẳng định sự kỳ diệu trên chỉ là lời đồn thổi, nhưng địa phương vẫn cho đấu thầu khai thác nước giếng. Thế là mỗi năm cổng kẹp sòn sòn đẻ ra cho xã trên trăm triệu đồng, một món lộc được đầu tư bằng sự đồn thổi.

0F76K72f.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số 480 ra ngày 01/08/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

A.QUI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: xã hội ba đào