07/02/2005 10:01 GMT+7

World music - âm nhạc của toàn cầu

pvtruc
pvtruc

TT - World music đã “có” tại VN với những tác phẩm world music của người Việt, được làm trên đất Việt. Có lẽ buổi trình diễn “sống” gây chú ý nhiều nhất ở thể loại này trong năm qua là các đêm trình diễn tại Hà Nội và TP.HCM hồi đầu tháng 5-2004 của hai nghệ sĩ Việt kiều Pháp Nguyên Lê - Hương Thanh.

1mBDjX4a.jpgPhóng to
Ca sĩ Hồng Nhung
TT - World music đã “có” tại VN với những tác phẩm world music của người Việt, được làm trên đất Việt. Có lẽ buổi trình diễn “sống” gây chú ý nhiều nhất ở thể loại này trong năm qua là các đêm trình diễn tại Hà Nội và TP.HCM hồi đầu tháng 5-2004 của hai nghệ sĩ Việt kiều Pháp Nguyên Lê - Hương Thanh.

Nguyên Lê được biết đến như một nghệ sĩ guitar jazz chơi lại rất thành công các tác phẩm của Jimmi Hendrix. Nhưng anh chỉ thật sự nổi danh khi theo con đường world music, dân ca theo phong cách nhạc jazz.

Anh đã cùng ca sĩ Hương Thanh “làm nên chuyện” khi cho ra đời album dân ca theo phong cách nhạc jazz đầu tiên mang tên Tales from Vietnam (Những chuyện kể của VN) vào tháng 4-1996. Từ đó, khán thính giả phương Tây bắt đầu biết đến và quen với những giai điệu dân ca rất VN nhưng được phối rất hiện đại theo phong cách jazz thông qua Lý mười thương, Dạ cổ hoài lang, Lý ngựa ô

Các nghệ sĩ sống tại VN cũng đã có không ít người quan tâm, theo đuổi và đạt được những thành tựu nhất định ở thể loại nhạc này. Nghệ sĩ Sơn X (Nguyễn Xuân Sơn) - nghệ sĩ bộ gõ truyền thống, trong ban nhạc Ea Sola - là một ví dụ. Anh từng đoạt giải nhất cuộc thi trình diễn nhạc cụ truyền thống VN toàn quốc năm 1992, từng là trợ lý âm nhạc đồng thời phụ trách bộ gõ trong đoàn múa đương đại của biên đạo múa người Pháp Ea Sola suốt tám năm.

m9hGshbe.jpgPhóng to
Nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn - Ảnh: Trần Tiến Dũng
Anh dấn thân như là một trong những trụ cột của một vài nhóm nhạc thể nghiệm ít ỏi tại Hà Nội. Anh cũng từng sáng tác các tác phẩm cho bộ gõ và các nhạc cụ truyền thống VN. Chương trình hòa nhạc mới nhất của anh hợp tác cùng Trần Thị Kim Ngọc mang tên Ngẫu hứng cùng computer ngày 28-11 tại Hà Nội cũng tạo được tiếng vang.

Nhạc sĩ Quốc Trung được biết đến như người chuyên nghiên cứu và đeo đuổi thể loại world music, đã thực hiện được đêm nhạc “Đường xa vạn dặm” trong năm qua. Vẫn còn lạ lẫm, vẫn có nhiều lời khen tiếng chê nhưng rõ ràng Quốc Trung đã giúp người nghe VN có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với thể loại nhạc còn tương đối mới mẻ này tại VN.

Tháng 12-2004, Quốc Trung cùng nhạc sĩ Dương Thụ, Hồng Nhung đã tạo được nhiều hứng thú cho khán giả màn ảnh nhỏ lẫn khán giả ngay tại nhà thi đấu Phan Đình Phùng khi họ chính thức giới thiệu đến khán thính giả cả nước những tác phẩm trong CD album Khu vườn yên tĩnh. Khu vườn yên tĩnh không hẳn gây thích thú bởi cách phối kiểu world music mà còn vì album được thực hiện trên một ý tưởng xuyên suốt, theo hình thức âm nhạc tối giản và ca từ mộc mạc, giản dị, thật gần với thiên nhiên.

Thế nào là world music?

Không có một định nghĩa cụ thể thế nào là world music. Theo giải thích của nhạc sĩ Quốc Trung, đó là một thể loại âm nhạc mở có pha trộn chất liệu dân gian với tất cả các thể loại khác, có thể là nhạc jazz, nhạc cổ điển…

Nó xâm nhập nhiều vào các nước Thế giới thứ ba. Còn theo nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn, đó là thể loại âm nhạc mang đậm chất dân gian nhưng lại lột tả được sự đương đại về mặt hòa âm, tiết tấu.

Ngày nay, khi nói đến world music người ta thường coi đây là xu hướng, hình thức tiến bộ nhất của âm nhạc đương đại. Thế nhưng vào thời kỳ khởi thủy, thuật ngữ “world music” không hàm chỉ đó là một xu hướng.

Theo các tài liệu trên mạng Internet, thuật ngữ này được nghe thấy lần đầu tiên trên sóng FM Mỹ vào khoảng cuối thập niên 1980. Vài năm sau thì từ world music bắt đầu xuất hiện nhiều trên các báo và đặc biệt là trên các tạp chí âm nhạc. Đó là một thuật ngữ chỉ mọi loại âm nhạc không thuộc dòng cổ điển hoặc pop chính thống và mang đậm tính dân tộc.

Trên sóng phát thanh tại Mỹ thời bấy giờ, thậm chí người ta còn xếp cả nhạc dân gian, nhạc pop châu Âu, nhạc Mỹ lấy chất liệu Thế giới thứ ba và cả nhạc truyền thống của các quốc gia (không hẳn thuộc Thế giới thứ ba) vào world music.

pvtruc
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên