09/10/2015 12:52 GMT+7

​Vui khi đọc bài viết về Sài Gòn mảnh đất lắm người nhiều xe

TR.D tổng hợp
TR.D tổng hợp

TTO - "...Mấy hôm rày xem tin tức toàn thấy chuyện không vui, giờ đọc bài "Giải mã thứ bậc thầy Hai, con Tám... của Sài Gòn xưa" cảm thấy vui vui! Xin cảm ơn...".

Một quán ăn của người Việt năm 1930 - Ảnh: Tư liệu

Trên đây là một đoạn trích trong phần bình luận của bạn đọc Nguyễn Chí Thanh gửi đến Tuổi Trẻ Online phản hồi về bài viết Giải mã thứ bậc thầy Hai, con Tám... của Sài Gòn xưa

Và tính đến đầu giờ chiều 9-10, bình luận này đã nhận được 363 lượt thích của bạn đọc, trở thành bình luận được nhiều người "like" nhất!

Thầy Hai Bảo biên bài này tôi ưng bụng quá. Cảm ơn thầy!

Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo 

Cũng như bạn đọc Nguyễn Chí Thanh, khi truyền thông trong nước những ngày qua đưa rất nhiều chuyện không vui như Phi công VN bị Nhật tạm giữ vì mua đồ quên trả tiền; những ý kiến và phát biểu trời ơi như ra văn bản kêu gọi uống biatrồng dừa trên phố hay bảo mẫu trói tay chân, nhét khăn vào miệng trẻ,... thì bài viết này của tác giả Phan Quốc Bảo như giọt mưa thu làm giải nhiệt cuộc sống vốn dĩ đang quá oi bức này.

Mời bạn xem clip "15 phút hiểu hết về Sài Gòn" - Nguồn: YouTube

Như tác giả đã trình bày, bài viết này phần lớn dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại... với mong muốn biết đâu có dịp nào đó anh em có thể dùng để "buôn dưa lê" lúc trà dư tửu hậu, nhưng theo bạn đọc nickname hocnghetaigia thì: "Bài viết này nên đưa vào sách giáo khoa" bởi nó rất sinh động, góp phần giúp lớp trẻ hình dung ra xã hội phong kiến mà cha ông ta đã từng sống.

Cùng suy nghĩ như vậy, bạn đọc Nguyễn Thị Hà Liễu cảm thán: "Mình sinh đẻ ở Sài Gòn, sống ở Pháp năm nay đã 58 tuổi mới hiểu được những từ ngữ này. Xin chân thành cảm ơn tác giả và các bạn đọc đã bình luận".

Tương tự, bạn đọc Bùi Mạnh Cương cũng chia sẻ cảm xúc của mình khi viết: "Mình người Bắc, đi vào Nam nhiều nhưng giờ mới hiểu thêm được nghĩa cách gọi trong Nam. Kiểu này chắc phải kết duyên trong Nam nữa thì chắc còn nhiều thú vị. Nghe mà sướng".

Đọc bài viết như bất ngờ nhận ra điều mà từ lâu chưa tỏ, bạn đọc Dương Chí Linh bổ sung: "Bài viết bổ ích để hiểu hết ý nghĩa. Cứ nghe bài hát gì không nhớ có đoạn: "Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ.... bạn thân ai có đâu xa, thằng Tư con Tám hôm qua..." giờ mới hiểu".

Không chỉ tổng hợp, góp nhặt lại những chuyện xưa cũ lý giải cho vui như tác giả đã trình bày, phần trao đổi bình luận của bạn đọc cũng mang lại nhiều giá trị giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng cho bạn đọc.

Về vấn đề này, bạn đọc nickname Tám Rùa viết: "Đọc bài vui một, đọc bình luận thấy vui mười! Cảm ơn các thầy Hai, anh Ba, anh Tư... Sài gềnh của tui. P.S: Thấy vui xía dzô "tám" xíu cho có tụ nghen bà con!".

Là người VN hoặc bạn đã từng sống và nghiên cứu văn hóa tại VN, bạn có đồng ý với cách lý giải của tác giả PHAN QUỐC BẢO trong bài viết Giải mã thứ bậc thầy Hai, con Tám... của Sài Gòn xưa? Hãy chia sẻ cùng Tuổi Trẻ Online những câu chuyện thú vị về một địa danh, một danh xưng bạn nghe được với chúng tôi qua email tto@tuoitre.com.vn hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết. Xin cảm ơn!

 

TR.D tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên