01/11/2018 10:19 GMT+7

Vừa đứng lớp vừa cầm cự

THÁI BÁ DŨNG - VĨNH HÀ - P. NGUYỄN - THANH TÚ
THÁI BÁ DŨNG - VĨNH HÀ - P. NGUYỄN - THANH TÚ

TTO - Cố gắng có được một suất dạy, nhiều giáo viên lại thấp thỏm cho hành trình trên bục giảng vì đồng lương quá thấp…

Vừa đứng lớp vừa cầm cự - Ảnh 1.

Thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh ở huyện Krông Pắk, Đắk Lắk đi bốc vác kiếm sống - Ảnh: TRUNG TÂN

Lương thấp, điều kiện làm việc nhiều khó khăn không chỉ là chuyện của giáo viên hợp đồng. Giáo viên biên chế thì vẫn bị ràng buộc bởi đồng lương biên chế, khó tập trung hết công sức vào chuyên môn.

"Lương biên chế nhà nước cho nghề giáo rất thấp. Vừa rồi tôi mới lên được bậc 2, khoảng 4,1 triệu. Mức lương này không phù hợp với công sức của giáo viên bỏ ra, cũng không phù hợp với nhu cầu cuộc sống ở một thành phố như TP.HCM. Tôi chỉ mong có một mức lương phù hợp để giáo viên bớt chật vật".

Cô N.A.D. - giáo viên THCS ở TP.HCM

Vừa đứng lớp vừa cầm cự - Ảnh 3.
Vừa đứng lớp vừa cầm cự - Ảnh 4.
Vừa đứng lớp vừa cầm cự - Ảnh 5.

Sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt năm 1988, cô Cao Thị Mỹ Hạnh, người ngót 30 năm cầm phấn đứng trên bục giảng, được phân công về dạy ở Đơn Dương (Lâm Đồng) - một vùng quê hoang vắng, đường lộ đất đỏ au, vào mùa mưa lại trơn trượt sình lầy và cũng chưa có điện đóm gì.

"Tôi được thầy hiệu trưởng giao dạy lớp 8. Vào lớp, tôi ngỡ ngàng vì thấy có học sinh để râu, cao to vạm vỡ trông còn chững chạc hơn tôi. Ban đầu tôi lo lắm, nhưng dần dà gần gũi với học trò, thầy hiểu trò, trò hiểu thầy, yêu quý lẫn nhau" - cô Hạnh nhớ lại. 

Đồng lương giáo viên ít ỏi được cô Hạnh gói ghém gửi về hầu hết cho gia đình. Cô sống tiết kiệm, không dám tiêu pha mua sắm và ở ký túc xá dành cho giáo viên. Ngày 20-11, học trò yêu thương cô dắt díu nhau mang biếu cô cặp vịt, dăm ba bọc đậu phộng, khoai mì nhà mới nhổ. Cô trò ôm nhau rớt nước mắt.

Dạy ở Đơn Dương một thời gian, cô chia tay học trò, theo chồng chuyển công tác về TP.HCM. Năm 1993, quận 11 thiếu giáo viên trầm trọng, cô được phân về dạy Trường THCS Lữ Gia và gắn bó với ngôi trường này đến tận bây giờ. 

Cô Cao Thị Mỹ Hạnh, giáo viên ở quận 11, TP.HCM, mong muốn nhà giáo được cởi bỏ bớt áp lực để chuyên tâm với nghề - Video: PHƯƠNG NGUYỄN

Ngoài dạy học, cô làm thêm một số việc khác như đan len xuất khẩu, may vá và đi dạy ở các trung tâm tiếng Anh. Gia đình bốn người của cô đều ở chung nhà bố mẹ chồng. Năm 2014, hai con cô trưởng thành, vợ chồng cô mới quyết định mua một căn chung cư 70m2 ở quận 2 và chuyển ra ở riêng.

"Những năm gần đây, Nhà nước có nâng lương nhưng chẳng đáng là bao. Lương lên vật giá cũng lên theo. Mình phải tiết kiệm, thu vén chi tiêu và sinh hoạt thì mới không chật vật" - cô Hạnh tâm sự. 

Với cô Hạnh, áp lực lớn nhất khi đi dạy bây giờ là phải làm sao theo được mô hình giáo dục STEM để ứng dụng tốt trong những năm tới, đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục thành phố.

Nhưng, "Khó khăn nhiều lắm. Đặc biệt là cơ sở vật chất hiện nay không theo kịp được mô hình giáo dục STEM và để giảng dạy, giáo viên bắt buộc phải không ngừng cập nhật làm mới kiến thức, kỹ năng. Vì vậy, giáo viên cần phải được giảm gánh nặng cơm áo gạo tiền, thi cử, hội họp... để có sức làm mới bản thân" - cô Hạnh nói.

Vừa đứng lớp vừa cầm cự - Ảnh 7.

Ảnh: NGUYỄN KHÁNH - VIỆT DŨNG

Thấp thỏm ‘phận’ giáo viên hợp đồng Thấp thỏm ‘phận’ giáo viên hợp đồng

TTO - Biên chế ngành giáo dục đang được coi như chiếc chìa khóa giải quyết những bế tắc về nguồn nhân lực. Nhưng nó cũng là vật cản mà người ở ngoài thì mòn mỏi trông chờ, người bên trong thì mang tâm lý thủ thế, trì trệ.

THÁI BÁ DŨNG - VĨNH HÀ - P. NGUYỄN - THANH TÚ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên