12/05/2009 15:46 GMT+7

Vụ tranh chấp quyền tác giả Biệt động Sài Gòn: Bác yêu cầu đòi nhuận bút hơn 74 tỷ đồng

Theo THANH TÚ - Pháp Luật TPHCM
Theo THANH TÚ - Pháp Luật TPHCM

Hôm qua (11-5), TAND TP Hà Nội đã xử sơ thẩm vụ tranh chấp về quyền tác giả và tiền nhuận bút tác phẩm Biệt động Sài Gòn giữa nhà báo Nguyễn Thanh với Hãng phim truyện Việt Nam cùng nhà biên kịch Lê Phương.

KPciQnqV.jpgPhóng to
Thanh Loan trong vai ni cô Huyền Trang trong phim Biệt động Sài Gòn - Ảnh: Tư liệu
Hôm qua (11-5), TAND TP Hà Nội đã xử sơ thẩm vụ tranh chấp về quyền tác giả và tiền nhuận bút tác phẩm Biệt động Sài Gòn giữa nhà báo Nguyễn Thanh với Hãng phim truyện Việt Nam cùng nhà biên kịch Lê Phương.

Phim Biệt động Sài Gòn: sau 20 năm lại phát sinh tranh chấp

Tại tòa, ông Thanh cho biết ông đã viết nhiều ký sự, phóng sự về các chiến sĩ biệt động Sài Gòn. Năm 1981, ông Phương đã đến đặt ông Thanh viết kịch bản phim nhựa về Biệt động Sài Gòn cho Hãng phim truyện Việt Nam. Ông Thanh đồng ý và đã hoàn thành kịch bản vào cuối năm 1981 mang tên Thành phố gọi những tình yêu hay Biệt động Sài Gòn. Ông Thanh khẳng định Biệt động Sài Gòn là của riêng ông và yêu cầu Hãng phim truyện Việt Nam phải bồi thường từ 550 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, ông cũng yêu cầu ông Phương phải thanh toán cho ông hơn 74 tỷ đồng tiền nhuận bút.

Trong khi đó, đại diện Hãng phim truyện Việt Nam cho biết chỉ giao cho ông Phương viết kịch bản để sản xuất bộ phim Biệt động Sài Gòn, không can hệ gì với ông Thanh. Khi bộ phim được trình chiếu, hãng phim đã thanh toán đầy đủ tiền nhuận bút cho ông Phương cũng như đề tên tác giả nên không vi phạm bản quyền và cũng không chịu trách nhiệm về mặt tài chính theo yêu cầu của ông Thanh.

Về phần mình, ông Phương nói kịch bản trước đây của ông Thanh không được hội đồng duyệt chấp thuận nên ông viết một kịch bản mới có tựa đề Những thiên thần ra trận. Kịch bản này đã được duyệt và dựng thành phim Biệt động Sài Gòn. Ông Phương khẳng định mình mới là người viết kịch bản chính. Ông cũng đề tên ông Thanh trên bốn tập phim Biệt động Sài Gòn dù hai tập sau ông Thanh không tham gia viết kịch bản. Căn cứ vào sự đóng góp của ông Thanh trong hai tập đầu, ông đã trả cho ông Thanh 1.200 đồng tiền nhuận bút.

Về việc năm 1983, Báo Sài Gòn Giải Phóng đăng nhiều kỳ báo dựa trên kịch bản phim Biệt động Sài Gòn và chỉ ghi tên tác giả là Lê Phương, ông Phương nói mình không cung cấp kịch bản cho báo này. Biết chuyện, ông đã yêu cầu tờ báo ghi tên ông Thanh là đồng tác giả. Sau đó, Báo Sài Gòn Giải Phóng đề tên “tác giả Lê Phương với sự cộng tác của Nguyễn Thanh” và trả nhuận bút cho ông là 2.500 đồng vào năm 1985. Riêng với tác phẩm Những thiên thần ra trận được Nhà xuất bản Thanh Hóa và Hội Văn học nghệ thuật Long An đăng trên các ấn phẩm vào các năm 1986, 1987 thì ông không biết ai cung cấp kịch bản và cũng không nhận được tiền nhuận bút từ hai nhà xuất bản này.

Sau khi xem xét, tòa bác yêu cầu của ông Thanh đòi Hãng phim truyện Việt Nam bồi thường. Tòa cũng bác yêu cầu xác định kịch bản phim Biệt động Sài Gòn là của riêng ông Thanh và xác định tác phẩm trên là do đồng tác giả Nguyễn Thanh-Lê Phương viết. Ngoài ra, ông Phương phải trả cho ông Thanh chín triệu đồng, là một nửa số tiền nhuận bút mà ông Phương đã nhận từ Hãng phim truyện Việt Nam và Báo Sài Gòn Giải Phóng.

Theo THANH TÚ - Pháp Luật TPHCM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên