Phóng to |
Đạo diễn Võ Tấn Bình |
* Ấn tượng gì từ sông nước miền Tây còn đọng lại sau hành trình dài từ Bến Tre, Tiền Giang, Long An, rồi dạt xuống Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang...?
- Một lớp trẻ hiện đại, năng động nhưng không vấp phải khoảng cách với thế hệ đi trước, ngược lại, chính những giá trị truyền thống lại trở thành động lực cho giới trẻ.
* Không có khoảng cách? Đó là một thực tế hay là một mong muốn?
- Là thực tế! Theo tôi, ở đồng bằng sông Cửu Long không có khoảng cách đậm nét giữa các thế hệ. Để đối chiếu, tôi xin nhắc đến không ít phim của đồng nghiệp ngoài Bắc, trong đó thường xảy ra tình huống con cháu làm ăn phất lên nhưng y như rằng xảy ra hục hặc với các bậc cha mẹ. Các cụ cay đắng, chua chát: “Các anh chị lớn khôn cả rồi, đâu xem bọn già ra gì nữa”.
Ở miền Trung, quê hương của tôi, người lớn cũng... hơi khắt khe, phong kiến. Nhưng vào đến miền Tây, tôi nhìn thấy cuộc sống sông nước không nề hà, không hình thức, phá bỏ mọi rào cản và mọi quan hệ đặt nặng thực chất. Một anh chàng ở miền Tây làm ăn phát đạt, không ai xoi mói để hậm hực, thay vì thế bà con khen một tiếng “thằng Hai giỏi quá bây!”, rồi lại trở về với cuộc sống của mình một cách bình thường.
Tôi thích lối nói của người Nam bộ: “Thằng đó, con đó chơi được à nghen”. “Chơi được”, trong cụm từ này bao hàm nhiều mối quan hệ, “chơi được” là có nhân cách, “chơi được” là biết giữ uy tín trong làm ăn, “chơi được” để nói về lối sống đẹp...
* Không chơi được, ở miền sông nước Nam bộ, theo anh, là loại người thế nào?
- Là người “ba xạo”. Như Hoàng, anh của Út Nhỏ (nhân vật chính). Hoàng ba xạo không ngượng miệng, tham vọng, lừa lọc.
* Anh chọn những thực tế nào để đưa vào phim?
Phóng to |
Nụ cười của "cô chủ nhỏ" miền sông nước |
Những phẩm chất của Út Nhỏ như cương nghị, thẳng thắn được cảm nhận, được truyền dạy từ Ba Rằn. Tâm hồn, tình cảm Út Nhỏ là một vệt dài không bị gãy khúc, mà nối dài từ người cha.
* Lẽ sống của các người trẻ mà anh gửi gắm vào phim là gì?
- Từ đầu đến cuối của suốt 29 tập phim, cái lõi của không ít nhân vật là sống vì tình, không vì danh lợi, được thua.
* Còn đích nhắm thành công trên đường đời? Nhân vật Út Nhỏ lãnh trách nhiệm phải đưa xưởng đóng tàu của gia đình ngày càng lớn, hiện đại hơn kia mà...
- Nhân vật của tôi không gói cuộc sống lại trong mỗi triết lý thành bại. Ba Rằn nói “kết quả chưa chắc là quan trọng. Mà quan trọng nhất là cách sống, cách làm việc”.
Út Nhỏ cắn răng vượt lên nhiều trở ngại trong vai trò cô chủ nhỏ của xưởng đóng tàu, thất bại hà rầm nhưng không ai đánh giá thấp Út Nhỏ vì những vấp váp, trái lại phục lăn vì lúc nào cô cũng ráng giữ lối sống tình nghĩa. Tôi không thích cổ xúy cho triết lý thành công bằng mọi giá, thành công mà không thành nhân thì liệu có ích gì.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận