Nhân viên y tế thăm khám một bệnh nhân COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - Ảnh: VIỆT DŨNG
Theo đó, ban đầu viện sẽ vận động người bệnh COVID-19 đã khỏi hiến 10-20 đơn vị huyết tương để lưu trữ, nghiên cứu.
Do đã có 11 ca bệnh COVID-19 tái dương tính sau khi đã âm tính nhiều lần và được ra viện, lần này các bác sĩ sẽ chọn nhận các mẫu huyết tương từ người hiến đã khỏi bệnh qua 28 ngày, đồng thời sẽ được xét nghiệm lại trước khi tiến hành nghiên cứu.
Những mẫu huyết tương này sẽ được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương sử dụng để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng.
Ông Khánh cho biết ở Trung Quốc đã có 15 bệnh nhân được chọn truyền huyết tương chứa kháng thể của người đã khỏi bệnh để điều trị và cho hiệu quả đạt ở 60-70% số bệnh nhân được truyền.
Tuy nhiên theo ông Khánh, chỉ những bệnh nhân có tải lượng virus cao, bệnh nhân không có kháng thể trung hòa virus thì biện pháp điều trị bằng truyền huyết tương mới có hiệu quả. Các trường hợp COVID-19 có biến chứng viêm phổi hay các bệnh khác thì việc truyền huyết tương không điều trị được những bệnh lý đó.
Ngoài nghiên cứu chữa trị bằng cách truyền huyết tương, còn có một nghiên cứu khác về sử dụng thuốc sốt rét chloroquine điều trị COVID-19 được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và đơn vị nghiên cứu lâm sàng của ĐH Oxford (Anh) phối hợp thực hiện.
Theo ông Nguyễn Ngô Quang - phó cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế, nghiên cứu này đang ở giai đoạn xem xét hiệu quả điều trị của thuốc.
Sau giai đoạn này, Bộ Y tế sẽ đánh giá và quyết định có cho phép nghiên cứu tiếp về khả năng phòng COVID-19 ở nhóm nguy cơ cao, như nhân viên y tế, người sống trong ổ dịch... hay không.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận