Phóng to |
Tàu 3411 của Trung Quốc uy hiếp tàu cảnh sát biển VN - Ảnh: Tuổi Trẻ |
Các chuyên gia đã cung cấp những thông tin liên quan đến khả năng Việt Nam khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế; sự lỏng lẻo, mập mờ trong lập luận của Trung Quốc quanh việc hạ đặt giàn khoan này.
Về những ý kiến gần đây cho rằng Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra các tòa án quốc tế, các chuyên gia tại tọa đàm cho rằng về nguyên tắc đây là việc có thể tiến hành nhưng cần xác định rõ sự khác biệt giữa những vụ việc cụ thể bởi không phải vụ việc nào cũng có tính khả thi.
Cụ thể, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) cho phép các quốc gia thành viên chọn một trong bốn cơ quan tài phán để xét xử: Tòa án Công lý Quốc tế đặt tại La Hay (Hà Lan), Tòa án Quốc tế về Luật Biển (đặt tại Đức); Tòa trọng tài theo phụ lục VII (được thành lập theo vụ việc, không có cơ quan thường trực); Tòa trọng tài theo phụ lục VIII (được thành lập theo vụ việc, không có cơ quan thường trực). Tại thời điểm hiện tại, cả Việt Nam và TQ chưa đưa ra tuyên bố chọn cơ quan nào để khởi kiện. Nhưng theo điều 287 của UNCLOS, nếu các bên chưa đưa ra sự lựa chọn thì cơ quan có thẩm quyền sẽ là tòa trọng tài theo phụ lục VII.
Các chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể khởi kiện Trung Quốc về các hành động gây hấn, đâm tàu, phun vòi rồng dựa trên nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực/đe dọa sử dụng vũ lực; hoặc có thể kiện Trung Quốc vi phạm quyền tự do hàng hải…
Theo các chuyên gia, việc kiện Trung Quốc vừa thể hiện Việt Nam kiên quyết chống lại hành vi sai trái của Trung Quốc, vừa là biện pháp đấu tranh hòa bình mà Việt Nam luôn kiên trì áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận