09/11/2017 14:59 GMT+7

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đồng Nai
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đồng Nai

Viêm gan siêu vi B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cách thức lây nhiễm giống như cách lây truyền của virus HIV, nhưng khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao gấp 50 - 100 lần HIV.

Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? - Ảnh 1.

Đường lây nhiễm viêm gan siêu vi B chủ yếu là qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh và trực tiếp từ mẹ truyền sang con.

Việc xét nghiệm viêm gan B dương tính, hay xét nghiệm HbsAg dương tính không có nghĩa là đã mắc bệnh viêm gan B. Rất nhiều người có nhiễm virus viêm gan B (tức là xét nghiệm có HbsAg dương tính) nhưng vẫn không có biểu hiện bệnh viêm gan B do tế bào gan có chức năng hoạt động bù trừ rất mạnh.

Viêm gan siêu vi B không lây qua nước hoặc trong khi ăn uống chung và những tiếp xúc thông thường, do vậy không cần thiết phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt riêng với người bệnh. Tuy nhiên các trường hợp bệnh nhân mắc viêm gan siêu vi B cần hết sức cẩn thận vì có thể chỉ một vết trầy xước nhỏ trên cơ thể nếu vô tình tiếp xúc với người khác là đã có thể truyền mầm bệnh cho họ.

Khi mắc bệnh viêm gan B cấp tính, người bệnh cần đến bệnh viện để điều trị. Nói chung tùy tình trạng bệnh mà thời gian điều trị khác nhau. Với viêm gan B cấp thể thông thường thì thời gian nằm viện là 1 đến 2 tuần. Sau khi điều trị, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn về tình trạng sức khỏe, nhưng vẫn có nguy cơ tái phát và ung thư gan sau này.

Viêm gan B mạn tính rất khó hồi phục hoàn toàn. Viêm gan B có thể gặp do viêm gan khi sinh hoặc do viêm gan khi trưởng thành. Viêm gan B khi sinh có khoảng 10% hồi phục hoàn toàn, 90% tiến triển thành viêm gan mãn tính. Viêm gan khi trưởng thành lại có 90% hoàn toàn hồi phục và chỉ có 10% trở thành viêm gan mãn tính. Trong tổng số trường hợp viêm gan mãn tính thì có 80% không có biến chứng nặng, chỉ có 20% có biến chứng nặng như xơ gan, ung thư gan.

Đối với những người đã xét nghiệm có HbsAg dương tính, nên phòng bệnh bằng ăn uống hợp lý đảm bảo sức khỏe, kiêng rượu bia, thuốc lá, uống nhiều nước.

Đề phòng viêm gan B tốt nhất là tiêm vắc-xin viêm gan B, đặc biệt là liều vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau khi sinh và tiêm đúng lịch, đủ liều cho trẻ trong tiêm chủng mở rộng. Người lớn cần làm xét nghiệm trước khi tiêm vắc-xin ngừa viêm gan B.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đồng Nai
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên