27/05/2019 16:22 GMT+7

Viêm bao dính khớp vai

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Nguyên nhân viêm bao dính khớp vai có thể do một chấn thương hoặc hồi phục từ một cuộc phẫu thuật, có thể do bạn sử dụng vai sai tư thế.


Viêm bao dính khớp vai - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: weilab.com

Viêm bao dính khớp vai thường gặp khi khớp vai bị cứng và hạn chế vận động. Điều này xảy ra khi khớp ở vai bị viêm, dẫn đến hình thành mô sẹo, khiến cho việc di chuyển khớp vai của bạn sẽ trở nên đau đớn và khó chịu hơn. Vai của bạn có thể trở nên cứng, làm khó khăn khi chuyển động khớp vai.

Các triệu chứng của viêm bao dính khớp vai

Triệu chứng chính là khó di chuyển khớp vai hoặc di chuyển gây đau và cứng khớp. Bạn có thể cảm thấy điều này khi bạn:

- Giơ hai tay lên trời;

- Giơ hai tay ra phía trước;

- Dang hai tay;

- Khi kéo khóa sau của váy hoặc khi lấy ví từ túi sau của quần.

Ban đầu, khớp vai có thể bị đau ít và cảm thấy cứng. Sau đó, khớp vai trở nên rất đau, nên đây được gọi là giai đoạn đau, và có thể kéo dài khoảng 3 đến 8 tháng. Giai đoạn thứ hai được gọi là giai đoạn dính, bạn có thể không đau nhiều, tuy nhiên, vai của bạn tiếp tục trở nên cứng hơn. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 4 đến 12 tháng. Khi bạn đến giai đoạn cuối cùng, giai đoạn cứng, sẽ rất khó để di chuyển vai của bạn, thậm chí chỉ một chút. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng từ 1 đến 3 tháng.

Tuy nhiên, tình trạng cứng khớp có thể sẽ dần biến mất và bạn có thể di chuyển khớp vai trở lại, mặc dù không thể chuyển động được hoàn toàn như lúc đầu. Thỉnh thoảng, bạn vẫn có thể bị đau nhưng bạn vẫn có thể thực hiện được nhiều hoạt động.

Nguyên nhân gây viêm bao dính khớp vai

Tình trạng này phát triển khi mô ở khớp vai của bạn bị thắt chặt lại và hạn chế chuyển động. Nguyên nhân có thể là do bạn không hoạt động, do một chấn thương, chẳng hạn như chấn thương ống xoay, gãy tay, hoặc hồi phục từ một cuộc phẫu thuật. Ngoài ra, viêm bao dính khớp vai có thể xảy ra khi bạn sử dụng vai của bạn sai tư thế. Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng cứng khớp vai bao gồm:

- Người từ 40 tuổi trở lên;

- Phụ nữ;

- Người mắc bệnh tiểu đường;

- Những người có vấn đề về tuyến giáp;

- Những người có thay đổi hormone (nhiều khả năng trong thời kỳ mãn kinh);

- Những người đã phẫu thuật mở tim;

- Người bị bệnh đĩa đệm cột sống cổ.

Có thể phòng ngừa hoặc tránh viêm bao dính khớp vai không?

Không thể ngăn ngừa hoặc tránh được cứng khớp vai. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ bị bệnh của mình. Một người mắc bệnh tiểu đường có thể làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường liên quan đến viêm bao dính khớp vai bằng cách tuân theo lối sống của bác sĩ và uống thuốc theo đơn. Nếu bạn đang có phẫu thuật, hãy gặp chuyên gia vật lý trị liệu và tập theo các bài tập vai sau mổ. Nếu bạn có bất kỳ cảm giác khó chịu nào tại vùng vai, hãy đến khám bác sĩ sớm. Điều này có thể ngăn ngừa đau đớn và tổn thương nghiêm trọng.

Điều trị viêm bao dính khớp vai

Bác sĩ có thể dạy cho bạn những bài tập thể dục để giúp phá vỡ mô sẹo ở vai hoặc có thể giới thiệu bạn đến một nhà vật lý trị liệu để chỉ cho bạn cách thực hiện các bài tập. Rất nhiều bài tập có thể được thực hiện ở nhà.

Đôi khi các bài tập có thể gây tổn thương. Bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau, chống viêm hoặc tiêm steroid tại vai của bạn để giảm đau hoặc thư giãn cơ. Chườm một miếng sưởi ấm hoặc một túi nước đá lên vai của bạn trong vài phút trước khi bạn thực hiện bài tập có thể giúp ích. Nhớ khởi động từ 5 đến 10 phút trước khi bắt đầu tập thể dục.

Điều trị nguyên nhân tiềm ẩn gây viêm bao dính khớp vai có thể sẽ cần thiết. Phẫu thuật có thể được yêu cầu nếu các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả.

Sống chung với viêm bao dính khớp vai

Để sống chung với chứng viêm bao dính khớp vai, bạn cần phải lập kế hoạch và có thể là sử dụng thuốc giảm đau. Ví dụ, bạn có thể phải tránh những công việc hoặc hoạt động nhất định mà có thể sẽ khiến bạn bị đau vai. Bạn có thể phải luyện tập bài tập trị liệu hàng ngày. Và bạn có thể phải làm theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc theo đơn và không theo đơn./.

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên