Thứ 2, ngày 16 tháng 5 năm 2022
Video chó đuổi cá mập gây sốt
TTO - Không chỉ ở trên cạn, người bạn trung thành nhất của con người vẫn duy trì được bản năng bảo vệ của mình ngay cả khi mối nguy hiểm là… cá mập.
![]() |
“Bộ đôi” quả cảm này đã đuổi thành công một đàn cá mập gồm sáu con - Ảnh: DigitalTrends. |
Con người có thể sợ cá mập nhưng loài chó thì không! Bằng chứng là một đoạn video ghi lại cảnh hai chú chó “đại chiến” với bầy cá mập sáu con đang gây sốt trên YouTube thời gian qua. Trong đoạn video trên, hai chú chó đã giải cứu thành công cho một con lợn biển đang ngại ngần không dám xuống nước kiếm ăn vì sợ trở thành mồi ngon cho bầy cá mập hung tợn.
Đoạn video này được đăng lên YouTube bởi một tài khoản tên ruste 12, người đã lập một trang blog để ghi lại những chuyến đi đánh cá của mình tại miền tây nước Úc. Chỉ trong vòng một tháng, đoạn video này đã thu hút hơn 1,3 triệu lượt xem và gần 600 lượt bình luận.
Phần lớn người xem đều tỏ ra thích thú với hai chú chó dũng cảm này. Xscpes, một thành viên trên YouTube, bày tỏ “tôi ước muốn có được hai chú chó này làm vệ sĩ cho riêng mình”, còn likesummerfinn lại bông đùa rằng muốn đến Úc du lịch ngay vì ở đấy “có lợn biển, chó và cá mập cùng chung sống một nơi”.
Đây không phải là những thước phim đầu tiên ghi lại cảnh chó tấn công cá mập. Vào năm 2006, một ngư dân Úc đã đăng tải lên YouTube một đoạn video ghi lại cảnh chú chó của ông từ trên thuyền nhảy xuống biển ngoạm lấy đầu một con cá mập vừa cắn câu và kéo nó vào bờ. Đoạn video này là một trong những đoạn video được xem nhiều nhất trên YouTube với 27,5 triệu lượt xem và 34.000 lượt bình luận.
Năm 2008, trên YouTube cũng xuất hiện một đoạn video, trong đó một con chó đang vờn một con cá mập ở Alaska, Mỹ. Tuy vậy, cá mập trong hai đoạn video trên vẫn nhỏ hơn so với kích cỡ của chó nên đoạn video hai chú chó đuổi sáu con cá mập loại lớn ở Úc vẫn mang lại sự ngạc nhiên lớn nhất cho người xem.
Những phóng viên của tạp chí khoa học Livescience đã liên hệ với những chuyên gia để giải đáp cho câu hỏi “Loài chó thật sự nghĩ gì khi thấy cá mập? Tại sao người bạn thân nhất của con người lại dám đuổi theo hung thần của biển cả?”.
Niwako Ogata, một nhà nghiên cứu về loài chó tại Đại học thú y Tufts Cummings, cho rằng tất cả con chó đều có khuynh hướng đuổi theo những loài cá, thậm chí là cá lớn bơi gần mặt nước. Bản năng của loài này là quan sát và đuổi theo những vật di chuyển xung quanh chúng, bất kể trên cạn hay dưới nước nếu có thể.
Sự “hăng hái” khi săn mồi (ở đây là những con cá) của loài chó có thể khác nhau tùy giống loại. Mức độ tấn công cũng rất khác, một số tấn công để giết chết, số khác chỉ là bắt hoặc đánh đuổi.
-
TTO - Tính đến 10h45 ngày 16-5, đoàn thể thao Việt Nam đã giành được 70 HCV, 46 HCB và 44 HCĐ, bỏ xa đoàn đang đứng thứ 2 là Thái Lan (27 HCV, 24 HCB và 44 HCĐ).
-
TTO - Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên: Hành trình hơn 2 giờ xuôi thuyền khảo sát dòng sông Sài Gòn do báo Tuổi Trẻ tổ chức chiều 15-5 đã giúp lãnh đạo TP, chuyên gia góp nhặt thêm nhiều điều có ý nghĩa cho việc phát triển dòng sông và TP.
-
TTO - Thông tin Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng lấy ý kiến về việc bãi bỏ quyết định đưa người lang thang vào cơ sở bảo trợ xã hội đang được dư luận TP này quan tâm đặc biệt, khi có lo lắng rằng chính sách nhân văn này sẽ dừng lại.
-
TTO - Sáng 16-5, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết từ hôm nay, tại miền Nam và TP.HCM sẽ có mưa trên diện rộng, một vài nơi có mưa to. Trong sáng hôm nay, trời cũng đã chuyển và sẽ có mưa sớm.
-
TTO - Vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ không lâu, bà Phan Thị Ngàn (khoa du lịch và Việt Nam học, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) bị tố luận án có nhiều nội dung sai lệch, trùng lặp, viết sai chính tả…
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận