Nghiên cứu khoa học mới đây đã chỉ ra chính các hợp chất hữu cơ trên giấy và mực dễ bay hơi đã tạo ra mùi quyến rũ cho sách cũ.
Mùi sách cũ: "Di sản văn hóa"
Theo trang IFLScience, giáo sư Matija Strlič của Đại học College London là người đi đầu trong công trình nghiên cứu về sự phân hủy của vật liệu.
Trong công trình này, ông và các cộng sự đã xác định được một số hợp chất dễ bay hơi được tạo ra từ sự phân hủy nhựa thông trong mực và lignin trong giấy theo thời gian. Lignin là một loại polyme hữu cơ phức hợp đặc biệt quan trọng trong việc hình thành tế bào, đặc biệt là trong gỗ và vỏ cây.
Nghiên cứu lưu ý rằng giấy tạo ra acid acetic, thành phần thiết yếu trong giấm, khi nó cũ đi.
Ngoài ra, ông Strlič đề xuất một số mùi nhất định có thể được coi là di sản văn hóa, trong đó có mùi của sách cũ.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ông Strlič nói về mùi sách theo cách mà những người sành rượu hoặc cà phê mô tả. Ông đề cập đến “sự kết hợp của các mùi hương cỏ với một chút acid và một chút vani bên dưới lớp mốc”.
Mùi sách cũ là từ đâu?
Trang Compoundchem.com (Hợp chất hóa học) đã báo cáo có 6 phân tử tạo nên mùi hương thường thấy trong sách cũ. Chúng bao gồm benzaldehyde tạo thêm mùi hương giống hạnh nhân; vanillin thêm mùi hương vani; etyl benzen và toluen tạo mùi ngọt; và 2-ethyl hexanol có đóng góp 'mùi của hoa'.
Sách mới không có mùi giống như vậy, một phần vì các thành phần của chúng ít bị xuống cấp hơn, phần vì trong khoảng một thế kỷ qua chúng ta đã sử dụng giấy có chất lượng gỗ thấp hơn.
Tùy thuộc vào thời điểm một cuốn sách được in, có thể có các hóa chất bổ sung và những hóa chất này thậm chí hữu ích khi văn bản không xác định được ngày tháng. Ví dụ, nồng độ furfural cao là dấu hiệu của những cuốn sách được xuất bản trước những năm 1800.
Nghiên cứu này được đăng trên các tạp chí ACS Sensors, Analytical Chemistry và Heritage Science.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận