Ảnh: ISTOCK PHOTO
Trong 20 năm qua, số thời gian trẻ em sử dụng các thiết bị điện tử đã tăng 20%, theo tác giả, tiến sĩ Adam Alter.
Xa điện thoại, trẻ biết đồng cảm hơn
Năm 2012, vì muốn xác minh chính xác thực tế này đang ảnh hưởng ra sao tới trẻ, nhà tâm lý học trẻ em Yalda T. Uhls đã đưa một nhóm trẻ tham gia chương trình vui chơi nghỉ ngơi ngoài trời trong một tuần và hoàn toàn dứt khỏi công nghệ.
Để có thể đo lường được tác động của việc tham gia cắm trại với bọn trẻ, nhóm nghiên cứu đưa cho chúng hai bài kiểm tra về mức độ đồng cảm. Một bài thực hiện trước, một bài thực hiện sau chuyến đi chơi.
Bài kiểm tra có tên DANVA2 này sử dụng các nét biểu đạt trên gương mặt và ngữ điệu giọng nói để đo lường cảm giác của trẻ.
Thật bất ngời, chỉ sau một tuần tách xa công nghệ, bài kiểm tra mức độ đồng cảm của trẻ đã tăng thêm 33 điểm. Kết quả này một lần nữa cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực của thiết bị điện tử đối với các kỹ năng của con người.
Người lớn phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em khỏi công nghệ, vì trẻ em đặc biệt dễ dính vào các cơn nghiện, chúng lại chưa thể có khả năng tự kiểm soát hành vi của mình.
Trong thời hiện đại, ngoài việc ngăn ngừa chúng dính vào các tệ nạn như rượu, thuốc lá, ma túy, thì chúng ta cũng rất cần phải ngăn chúng không dành quá nhiều thời gian trong ngày để chơi video game hay lên mạng lướt web, tán gẫu và làm các việc vô bổ khác.
Một điều rất quan trọng là bạn cần phải giúp trẻ hiểu được thực tế đời sống. Rằng sự nhàm chán cũng như những thách thức trở ngại về thể chất, tinh thần là những chuyện thường ngày, đòi hỏi chúng phải kiên nhẫn và chăm chỉ để vượt qua.
Chính các trò giải trí không tốn chút công sức nào trên máy tính và thiết bị di động sẽ phá hỏng những bài học quan trọng mang tính nền tảng nhân cách đó.
Những đứa trẻ chưa từng học được cách kiên nhẫn và chăm chỉ làm việc, chắc chắn sẽ trở thành những cái "xác sống" thờ ơ lúc trưởng thành về sau.
Ảnh: ISTOCK PHOTO
Đừng cai nghiện bằng cách cố kìm nén
Một phản ứng thông thường của chúng ta trước hành vi không mong muốn là cố gắng hạn chế hay đè nén nó. Tuy nhiên cách giải quyết này chỉ khiến cơn nghiện trầm trọng hơn.
Nếu chỉ dựa vào ý chí không thôi để thay đổi hành vi của bạn thì đôi khi rất khó thành công. Theo đó, chọn một giải pháp thay thế có vẻ như là phương pháp cai nghiện đáng tin cậy hơn nhiều.
Ông Charles Duhigg, tác giả cuốn sách The Power of Habit (Sức mạnh của thói quen) đã chia một chứng nghiện thành 3 phần: hành vi, thói quen và sự tưởng thưởng.
Với công nghệ di động, hành vi là lấy chiếc smartphone của bạn ra; thói quen là mở ứng dụng mạng xã hội và lướt qua bảng cấp tin; sự tưởng thưởng là cảm giác được kết nối về đếm xem có bao nhiêu "like" cho nội dung bạn đã post trước đó.
Từ lý thuyết này, năm 2014, công ty Company of Others tung ra thị trường một loại thiết bị mới có tên là Realism. Thiết bị này được thiết kế để giúp người dùng phá bỏ thói quen nghiện điện thoại.
Theo đó, Realism có thiết kế và tạo cảm giác cho người dùng giống như một chiếc smartphone, nhưng thay vì có màn hình, nó có một khung trong suốt giúp người dùng nhìn thấy mọi thứ xung quanh.
Theo đó hành vi thì vẫn như vậy, nhưng khi bạn cảm thấy cầm lấy chiếc điện thoại của mình, bạn có thể cầm vào chiếc Realism. Từ đó, thiết bị này cũng sẽ tạo ra một thói quen mới: quan sát thế giới thực xung quanh bạn thay vì thế giới ảo bên trong điện thoại.
Giống như bất cứ một chứng nghiện nào khác, nghiện công nghệ hoàn toàn có thể cai được. Có nhiều giải pháp sáng tạo và thực tế giúp bạn cắt cơn nghiện này.
Tuy nhiên trước khi bạn có thể tiến tới trong quá trình này, trước hết bạn cần phải đi bước đầu tiên, đó là thừa nhận rằng mình thực sự có nghiện điện thoại hay không. Muốn biết điều này, đơn giản lắm, hãy thử tắt điện thoại đi và xem mình có thể chịu đựng được điều đó được bao lâu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận