Ảnh: REUTERS
Một thực tế cho thấy nhiều người trong chúng ta không thể rời xa màn hình điện thoại là việc ta mang theo cả nó lên giường ngủ mỗi ngày.
Trong cuốn sách The Sleep Revolution (Cuộc cách mạng ngủ), tác giả Arianna Huffington cho biết 60% người Mỹ đã luôn để thiết bị điện tử trong tầm với khi họ lên giường đi ngủ.
Cùng với đó, cơ thể chúng ta cảm nhận về ánh sáng xanh thường phát ra từ màn hình thiết bị điện tử là tín hiệu nhắc cơ thể cần tỉnh táo. Ở phương diện hóa học, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh cũng ngăn cơ thể chúng ta sản sinh ra chất melatonin, một loại hormone giúp điều hòa giấc ngủ.
Khi ngủ không đủ, chúng ta đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh tim mạch, trầm cảm. Tình trạng thiếu ngủ cũng gây hại cho hệ miễn dịch của cơ thể, khiến ta dễ mắc các chứng bệnh hơn bình thường.
"Về lâu dài, những lệ thuộc vào công nghệ sẽ có hại trực tiếp với sức khỏe của chúng ta"
Tiến sĩ Adam Alter
Email cũng gây nghiện
Một trong những lầm lẫn thường xảy ra với nhiều người là họ nhầm tưởng việc trả lời email nhanh chóng, chỉ vài giây sau khi nhận được là một động tác giải quyết công việc hiệu quả.
Tuy nhiên đây lại cũng là một dạng thức nghiện hành vi không tốt, gây mất tập trung và ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của bạn rất đáng kể.
Trên thực tế, việc phản ứng nhanh với email này cũng là một dạng thức nghiện hành vi khác và nó thực sự nghiêm trọng hơn bạn tưởng.
Theo một số nghiên cứu, 70% email gửi cho các nhân viên văn phòng đã được đọc trong vòng 6 giây sau khi được gửi đi. Thoạt nghe điều này có vẻ như rất hiệu quả, tuy nhiên thực tế lại trái ngược hoàn toàn.
Để trả lời một email, bạn cần tạm dừng công việc đang làm, theo đó đương nhiên sự tập trung của bạn bị ngắt quãng. Và cũng theo các nhà nghiên cứu, ước tính trung bình chúng ta mất khoảng 25 phút để có thể quay trở lại với trạng thái tập trung sâu sau khi đọc một email.
Các nghiên cứu cũng nhận thấy một nhân viên văn phòng trung bình kiểm tra email 25 lần mỗi ngày. Theo đó có thể hiểu là nhân viên này sẽ làm việc trong cả ngày mà chưa bao giờ làm việc trong trạng thái tập trung hoàn toàn cả.
Trong một bài báo đăng trên tờ New York Times, nhà báo Chuck Klosterman từng đề xuất giả thuyết cho rằng việc trả lời email tạo ra một cảm giác tưởng thưởng cho người làm việc đó. Nó giống như khi họ đạt được một mục tiêu nhỏ.
Cảm giác này có thể gây nghiện, dẫn tới tình trạng các nhân viên này chỉ tập trung vào các việc nhỏ, không quan trọng mà bỏ qua những nhiệm vụ cần thiết nhất mà đáng ra họ cần phải hoàn thành trước nhất.
Theo đó, để tránh rơi vào cái bẫy "ảo tưởng hoàn thành nhiệm vụ", bạn hãy tắt tính năng thông báo email trong thiết bị điện tử và thiết lập các tần suất thời gian kiểm tra email trong ngày.
Ảnh: REUTERS
Tắt email để tập trung hơn
Năm 2012, một nhóm các nhà tâm lý học đã quan sát các nhân viên văn phòng sau khi họ không được phép kiểm tra email của họ trong nhiều ngày liên tục.
Mặc dù thoạt đầu họ cảm thấy khó khăn trong liên lạc, nhưng rồi sau đó họ mau chóng bắt đầu sử dụng điện thoại, hoặc đơn giản là đi tới văn phòng của người khác để trao đổi trực tiếp.
Họ cũng bắt đầu đi ra ngoài để nghỉ ngơi nhiều hơn thay vì cứ ngồi mãi trước màn hình máy tính.
Tuy nhiên kết quả đáng ngạc nhiên và cũng thú vị nhất chính là sức khỏe và năng suất công việc của các nhân viên này. Vì họ có thể tập trung được trong những quãng thời gian lâu hơn, họ đã có thể hoàn thành công việc với chất lượng cao hơn.
Nhịp tim của họ cũng cho thấy các nhân viên đã giảm bớt căng thẳng hơn trước. Và nguyên nhân thì chỉ đơn giản là vì họ không còn bị "dội bom" bởi các email liên tục nữa.
Nhưng vì sao chúng ta lại nghiện công nghệ đến vậy? Có một lý do rất đáng suy ngẫm, đó chính là đặc thù không thể đoán trước của những kết quả tưởng thưởng cho các hành vi đơn giản trên mạng của chúng ta.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận