Ông cũng cho rằng cần phải công khai danh tánh, địa chỉ, tên tuổi các đơn vị vi phạm. Các vi phạm nếu nghiêm trọng cần phải xử lý bằng luật hình sự.
Chế tài chưa nghiêm
TS Nguyễn Như Tiệp, cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT), cho biết đến thời điểm này, 61/63 tỉnh thành (trừ Bắc Kạn và Kon Tum) đã tiến hành đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở giết mổ. Qua phân loại thì số cơ sở bị xếp loại C (không đủ điều kiện về vệ sinh, ATTP) còn rất cao, như cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm có đến 63% loại C; cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản có 30% loại C. Các cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy sản có tỉ lệ loại C thấp hơn, chiếm 10-20%.
Theo ông Cao Đức Phát, tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn nhiều hơn, chế tài xử lý vi phạm còn thiếu và còn nhẹ...
Tại hội nghị, đại diện các địa phương, các cơ quan chuyên môn cũng nêu những khó khăn trong công tác quản lý chất lượng, ATTP nông sản. Các ý kiến cho rằng vẫn thiếu những văn bản hướng dẫn. Đặc biệt, từ tháng 1-2012 Chính phủ đã có quyết định về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nhưng đến nay Bộ NN&PTNT vẫn chưa có hướng dẫn về chính sách hỗ trợ thế nào, thành ra các địa phương thiếu kinh phí càng khó khăn trong việc triển khai chính sách này...
Cả hệ thống phải vào cuộc
Bộ trưởng Cao Đức Phát thừa nhận khuyết điểm của bộ trong việc chậm trễ có các văn bản hướng dẫn về chính sách. Ông hứa sẽ nhanh chóng có triển khai thực hiện.
Theo ông Phát, dù năm 2012 toàn ngành nông nghiệp đã rất nỗ lực, làm được nhiều việc, phát hiện, ngăn chặn, hạn chế được nhiều sai phạm, nhưng tất cả vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trước mắt, trong năm 2013 toàn ngành cần phấn đấu giảm 10% số cơ sở sản xuất kinh doanh, giết mổ loại C, giảm 10% các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật nhiễm hóa chất, kháng sinh, vi sinh vật vượt mức cho phép. “Đây là những việc khó, nhưng dù khó cũng phải thực hiện vì vấn đề ATTP liên quan đến toàn xã hội, liên quan trực tiếp đến 14 triệu hộ nông dân, đến hàng trăm ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh, hàng trăm ngàn tàu đánh cá...” - ông nói.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các địa phương cần rà soát, quy hoạch sản xuất nông nghiệp an toàn, quy hoạch giết mổ. Bộ trưởng đề nghị các địa phương, đơn vị cần tăng tần suất thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở giết mổ, tuyên truyền và hướng dẫn nông dân sản xuất nông nghiệp an toàn. Nếu phát hiện vi phạm thì xử lý nghiêm theo quy định về xử phạt hành chính. Thậm chí có thể đình chỉ hoạt động, rút giấy phép, nếu vi phạm nghiêm trọng cần đưa ra xử lý theo luật hình sự.
Hễ kiểm tra là lòi ra sai phạm TS Nguyễn Như Tiệp cho biết trong năm 2012, lực lượng chức năng đã kiểm tra trên 7.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, phát hiện trên 900 cơ sở (13%) vi phạm; lấy 1.700 mẫu thì gần 300 mẫu (17%) vi phạm chất lượng. Về thực phẩm (rau, thịt), kiểm tra trên 12.000 lượt cơ sở thì có gần 1.000 cơ sở vi phạm (19%); 26% mẫu thịt kiểm tra phát hiện vi phạm chỉ tiêu vi sinh vật và 5% vi phạm chỉ tiêu hóa chất (salbutamol, chloramphenicol). Về thủy sản cũng có 7% mẫu vi phạm chỉ tiêu vi sinh vật, trên 5% mẫu vi phạm chỉ tiêu kim loại nặng, hóa chất, kháng sinh... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận