Phóng to |
Từ trái sang: Minh Hiệp, Quang Hưng, Huyền Trân |
Trời Quy Nhơn lúc này hay có những cơn mưa. Một cái hẹn chung cho cả ba người cũng thật khó, bởi mỗi người một công việc riêng. Cuộc gặp đã phải bố trí vào lúc 9 giờ đêm tại một quán cà phê có cái tên rất “sách vở”: Bookafe. Nhìn những mái tóc ướt lùm xùm trong tấm áo đi mưa, tôi thấy “thương quá”, và cảm phục nữa! Hóa ra họ đều có một điểm chung: Dám xông pha vào cuộc sống đầy trắc trở bằng một tình yêu văn chương.
* Trần Quang Hưng (Giải nhất): Hưng sinh năm 1984, tốt nghiệp ĐH Quy Nhơn năm 2007 (ngữ văn K.26). Ra trường, không xin được việc làm, Hưng tiếp tục học lên cao học. Vẫn chưa có một công việc ổn định, chàng thạc sĩ văn chương này “tức khí” muốn lấy luôn bằng tiến sĩ. Hưng hiện đang là nghiên cứu sinh Văn học Việt Nam tại Học viện Khoa học Xã hội. Học “dữ dội” như vậy, nhưng nhìn bề ngoài Hưng lại có dáng vẻ của một chàng trai hiền lành chất phác. Hưng nói qua nụ cười: “Em học và viết vì rất tin yêu cuộc sống này, bởi em vẫn gặp được nhiều người tốt, luôn giúp đỡ mình”. Về bài viết Ông Sáu Kéo, Hưng tâm sự: “Em viết câu chuyện ấy xuất phát từ một tình huống bất bình đã gặp trong cuộc sống. Em lấy hình mẫu từ người thợ cắt tóc già rất bình thường, với mong muốn những tấm lòng nhân ái và biết nâng đỡ con người như thế sẽ ngày một nhiều hơn”. Rồi Hưng nháy mắt với hai em gái: “Văn học vốn là một vườn hoa đẹp mà, đúng không?”.
* Đoàn Thị Minh Hiệp (Giải ba): Tôi đã từng gặp cô gái năng nổ và mau miệng này trong các buổi sinh hoạt của CLB Nghệ thuật Trường CĐ Bình Định. Hiệp dễ gây chú ý trong đám đông bởi sự sôi nổi của mình, có lẽ bởi thế mà những bài viết của Hiệp cũng thường ngập tràn chi tiết và cảm xúc. Hiệp sinh năm 1991, vừa tốt nghiệp ngành Thư ký văn phòng thuộc Khoa Quản trị kinh doanh. Ra trường và đã về làm ở văn phòng Đảng ủy phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn), nhưng Hiệp vẫn tiếp tục giúp điều hành CLB, cố gắng giữ vững phong trào sáng tác văn học trong sinh viên của trường... Khi nói về tác phẩm Vết sẹo, Hiệp trở nên trầm ngâm: “Nhân vật cậu Hai đã thể hiện cái nét đẹp của một người nông dân Việt Nam trước đây: cần cù, siêng năng, giỏi võ nhưng có tính nóng nảy. Ông đã vượt qua chính mình, khắc phục tính nóng bằng một nhát chém, để lại vết sẹo dài trên tay ở nơi dễ nhìn thấy nhất. Đó như là một lời nhắc nhở bằng máu và làm bài học cho con cháu”.
* Lê Hứa Huyền Trân (Giải khuyến khích): Mang tên của một công chúa, nhưng cô sinh viên khoa Văn (K.33) của trường ĐH Quy Nhơn này chẳng hề “yểu điệu thục nữ”. Trân sinh năm 1992, có tính cách khá cứng cỏi tưởng như lạnh lùng, nhưng là để ẩn giấu một tâm hồn nhạy cảm. Cứ đọc những tác phẩm của Trân thì biết. Trân đam mê viết từ nhỏ, và dường như ngọn lửa ấy chưa bao giờ lụi tàn. Trân chia sẻ về bài viết Học từ tình yêu của ba: “Có đôi lúc trong dòng đời tấp nập, nhiều lần vấp phải những nỗi buồn về tình cảm, tôi thực sự cảm thấy mình như không tin vào tình cảm con người nữa. Nhưng rồi tôi đã chọn tình yêu mà ba mẹ tôi dựng xây mỗi ngày để cảm nhận và viết. Tôi ngưỡng mộ tình cảm bình dị của họ, tôi ngưỡng mộ câu chuyện mà ba vẫn thường kể tôi nghe, và cũng thông qua tình cảm ấy ba đã dạy cho tôi biết thế nào là một tình cảm đẹp. Tôi muốn trân trọng từng mảng ký ức của người sinh thành ra tôi để làm bài học cho mình...”.
Đêm đã về khuya. Chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đi về một hướng... Nhìn họ bước đi trong mưa, tôi cứ mường tượng như họ vẫn đang tiếp tục dấn thân vào con đường mà mình đã chọn, con đường văn chương đầy trắc trở nhưng cũng thật đẹp. Tôi tin là họ sẽ còn gặt hái được nhiều thành công mới trong tương lai.
Em và mùa thu Anh biết yêu mùa thuTừ sắc nắng dịu dàng như màu mắt emÁnh mắt bình yên và tin tưởngAnh biết yêu mùa thuTừ cái nắm tay rụt rè bước trên đườngLá thu vàng rắc lốiGió thu cất khúc tình ca vẫy gọi. Anh đã say trong mùa thuVị ngọt ngào như nụ cười e ấpDưới bóng cây đôi trái tim cùng nhịp đập Sương thu thơm môi hôn nồng nànChút se lạnh cho vòng tay thêm chặtĐếm hơi thở nghe thời gian gõ nhịpVị ngọt ba mùa tan lưu luyến trong thu. Anh biết yêu mùa thuTừ bước chân quen em vềMùa thu trong anh không tự hátNhư mắt em biết nói bằng lời Em mang về cho anh mùa thu ý nghĩaMùa dịu dàng, đắm say, nhung nhớTim anh nghe trong tình thu mới ngỏTiếng thì thầm ngân lối nhỏ yêu thương. TRẦN QUANG HƯNG (Quy Nhơn) |
Áo Trắng số 19 ra ngày 15/10/2013 hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận