Nhờ vậy mà các trường hợp tử vong do nhiễm khuẩn ở phương Tây gần như không còn, trong khi tuổi thọ trung bình ở Mỹ tăng 30 năm so với năm 1915.
Tuy nhiên, thuốc kháng khuẩn có “tác dụng phụ” gây ra rất nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, dị ứng, hen suyễn, viêm ruột, béo phì và ung thư. Cứ sau 10 năm, tỷ lệ mắc bệnh lại tăng lên gấp đôi và có xu hướng gia tăng ở trẻ. Giải thích vấn đề này, nghiên cứu công bố trên tờ Science Translational Medicine chỉ ra rằng “cộng đồng” vi khuẩn có vai trò đặc biệt đối với sinh lý học con người; thậm chí là khi thiếu đi chúng, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm bệnh.
Khi còn trong bụng mẹ, niêm mạc ruột của thai nhi chứa đầy các tế bào miễn dịch chưa trưởng thành. Sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài sẽ kích thích các tế bào phản ứng, biến đổi, tăng số lượng và thậm chí là di chuyển sang những phần khác trong cơ thể để “truyền lại” kinh nghiệm “đánh bại” kẻ xâm nhập cho những tế bào miễn dịch khác. Thiếu đi quá trình tương tác này, hệ miễn dịch của con người vẫn sẽ non nớt và không đủ khả năng chống chọi với bệnh tật.
Việc lạm dụng thuốc kháng khuẩn sẽ giết chết vi khuẩn thiết yếu mà chưa chắc chữa khỏi bệnh. Bệnh viêm đường hô hấp trên và cảm cúm thường do virus gây nên, vì vậy điều trị bằng kháng sinh sẽ không có tác dụng.
Bên cạnh đó, môi trường quá sạch sẽ cũng là nguyên nhân khiến vi sinh vật trong cơ thể không còn cơ hội để sinh sôi và phát triển. Ngày nay, trẻ con dành phần lớn thời gian ở trong nhà và không được phép chơi với đất, cát bẩn. Điều này không hề có lợi cho việc xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Dó đó, cha mẹ cần để con cái tiếp xúc với vi khuẩn bằng cách khuyến khích chúng ra ngoài chơi nhiều hơn.
Ngoài ra, cha mẹ có thể tăng cường sức khỏe cho bé qua chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đa dạng. Có ý kiến cho rằng cách tốt nhất để đa dạng hóa vi khuẩn trong đường ruột là ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Sẽ tốt hơn nếu thói quen ăn uống này bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận