Một phiên tòa “chưa từng có” trong lịch sử của Vatican, nơi được xem là bí ẩn nhất thế giới.
Giáo hoàng chỉ trích báo chí vụ VatiLeaks
Phóng to |
“Vụ án Vatileaks” thu hút sự chú ý của giới truyền thông vì chưa từng có tiền lệ - Ảnh: AFP |
Một phiên tòa “chưa từng có”, như báo chí Ý và thế giới mô tả, là vì chưa bao giờ trong lịch sử của Vatican người ta có thể theo dõi trực tiếp một phiên tòa tại Vatican, tuy sự công khai còn có mức độ.
“Chưa từng có”
"Là nhân chứng của sự thật có nghĩa là phải sẵn sàng trả giá" |
“Đây là phiên tòa chưa từng có tiền lệ, rất độc đáo” - giáo sư Carlo Cardia, nhà sử học về Vatican, nói với báo La Repubblica. Ông cho biết ít nhất trong vài thế kỷ qua, chưa từng có trợ lý nào của giáo hoàng bị cáo buộc những tội nghiêm trọng như vậy. Còn Vatican thường chỉ xét xử những vụ án nhỏ như móc túi, liên quan tới khoảng 18 triệu du khách tới nơi này mỗi năm.
Một phiên tòa “chưa từng có” còn là vì những cáo buộc đối với Paolo Gabriele, một trong số những công dân hiếm hoi sống cùng vợ và ba con trong một nhà nước nhỏ nhất thế giới với vỏn vẹn 594 công dân. Là một viên chức cấp thấp, một bầy tôi trung thành của giáo hoàng khi là người đầu tiên và là người cuối cùng hằng ngày gặp mặt giáo hoàng qua việc chuẩn bị lễ phục, bữa cơm cho ngài.
Người ta thường thấy Paolo cầm dù che nắng, che mưa, chỉnh trang phục cho giáo hoàng, đứng bên cạnh ngài trong những bức hình chụp chính thức, hoặc đứng đằng trước giáo hoàng trên chiếc xe “popemobile” nổi tiếng khi ngài công du hay gặp gỡ các tín đồ tại quảng trường Saint Peter.
Phóng to |
Paolo Gabriele (phải) tại phiên tòa ở Vatican ngày 29-9 - Ảnh: Reuters/Osservatore Romano |
“Là nhân chứng của sự thật...”
Khó có thể hình dung Gabriele có nét gì của một gián điệp và của một kẻ phản bội. Ông bị cáo buộc là suốt nhiều tháng đã photo và đánh cắp hàng chục tài liệu mật của giáo hoàng và những đồng sự của ngài để tuồn ra cho nhà báo Gianluigi Nuzzi.
Nhà báo Ý này đã sử dụng những thông tin này trong cuốn sách Giáo hoàng, trong đó “tiết lộ” những chuyện thâm cung bí sử, như nạn tham nhũng và bè phái trong Vatican, việc quản lý của ngân hàng Vatican... có liên quan đến nhân vật số 2 của Vatican là hồng y Tarcisio Bertone. Số tài liệu mật được tìm thấy tại nhà Paolo chứa đựng trong không dưới 82 tập bìa cứng... Báo chí Ý lúc đó đã gọi vụ xìcăngđan này là “vụ Vatileaks” tương tự như “vụ Wikileaks” của Julian Assange.
Paolo Gabriele đã thừa nhận toàn bộ vụ việc. Trong các cuộc hỏi cung, ông giải thích ông đã hành động để tố cáo “cái xấu và nạn tham nhũng” bên trong Vatican. Bởi, theo ông, giáo hoàng đã không có thông tin gì về những chuyện này.
“...Là nhân chứng của sự thật có nghĩa là phải sẵn sàng trả giá” - ông giải thích về hành động của mình. Paolo từng tự nhận mình là “điệp viên của Vatican”, và “cú sốc” với Vatican do ông tạo ra là điều tốt để đưa Vatican trở lại con đường đúng.
Bị bắt ngày 23-5-2011, ông đã trải qua 55 ngày đêm trong nhà giam của lực lượng cảnh vệ Vatican, trước khi bị quản thúc tại nhà vào cuối tháng 7.
Gabriele có nguy cơ sẽ phải đối mặt với bản án 4 năm tù, nhưng cũng có thể sẽ được giáo hoàng ân xá, cho dù theo giới lân cận tại Vatican cho biết giáo hoàng “đã rất đau lòng” vì sự phản bội của người mình tin tưởng, yêu thương và tôn trọng. Có tin cho biết Paolo đã viết thư xin giáo hoàng tha thứ.
Phiên tòa sẽ nối lại vào ngày 2-10. Chưa rõ khi nào bản án được công bố, nhưng nhiều khả năng phiên xử sẽ kết thúc vào cuối tuần này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận