08/09/2018 10:29 GMT+7

Vẫn chưa thống nhất quy định về mô hình đại học

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã dành cả ngày 7-9 để thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học. Tuy vậy, cách quy định về mô hình đại học vẫn chưa được thống nhất.

Vẫn chưa thống nhất quy định về mô hình đại học - Ảnh 1.

Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - Ảnh: NGỌC THÁI

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - ông Phan Thanh Bình cho biết loại ý kiến thứ nhất (của cơ quan thẩm tra) đề nghị quy định thống nhất, mạch lạc mô hình hệ thống cơ sở giáo dục đại học (ĐH) gồm có trường ĐH và ĐH.

Theo đó, hạt nhân cơ bản của hệ thống giáo dục ĐH là trường ĐH có cơ cấu tổ chức bên trong gồm các trường chuyên ngành, các khoa, bộ môn và các tổ chức cần thiết khác phục vụ cho hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ tùy theo nhu cầu của nhà trường. 

Thực tế xây dựng hai ĐH quốc gia đã chứng minh tính đúng đắn của mô hình này.

Loại ý kiến thứ hai (của cơ quan soạn thảo) đề nghị quy định hệ thống cơ sở giáo dục ĐH gồm có ĐH, trường ĐH, học viện và các cơ sở giáo dục đào tạo có tên khác, gọi chung là ĐH. 

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu vấn đề: "Hiện có rất nhiều ý kiến băn khoăn là tại sao chỉ các ĐH quốc gia, ĐH vùng được gọi là ĐH, trong khi có nhiều trường uy tín như ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế quốc dân... lại không được gọi đúng từ định danh đó? 

Trong thực tế các cơ sở giáo dục ĐH này đã đào tạo đa ngành, nhưng vẫn phải gọi là trường ĐH, chính vì vậy trong thời gian qua họ phải vận dụng luật để thành lập các viện đào tạo thuộc trường".

Các đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra chú trọng đến quy định về kiểm định giáo dục ĐH, hướng đến đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nâng cao chất lượng đào tạo. 

Đại biểu Nguyễn Bá Sơn cho rằng hiện nay đã có kiểm định nhưng chỉ nặng về kiểm định cơ sở vật chất mà chưa chú trọng đến kiểm định chất lượng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý: "Mục đích của dự án luật là nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, đặc biệt là tự chủ ĐH. Chúng ta cũng đã có hai ĐH quốc gia được xếp hạng vào các trường chất lượng trên thế giới, vì vậy không có lý gì làm luật mới mà gây xáo trộn về tổ chức, mô hình". 

Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự luật này tại kỳ họp cuối năm 2018.

Bình đẳng công - tư mới có tự chủ đại học Bình đẳng công - tư mới có tự chủ đại học

TTO - Tự chủ đại học được coi là giải pháp để các trường đại học công lập bứt phá, phát triển, giảm gánh nặng ngân sách cho Nhà nước.

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên