29/11/2021 10:22 GMT+7

Vẫn ấm nóng tình người

NGUYỄN KHẮC PHÊ
NGUYỄN KHẮC PHÊ

TTO - Hơn 10 năm trước, tập truyện ngắn Tiếng hú (NXB Văn Nghệ TP.HCM, 2008) của Hồ Dạ Thảo (1940 - 2012) ra đời, tôi đã viết giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ. Thầy giáo Hồ Dạ Thảo thuộc lớp sinh viên đã sáng tác trước 1975.

Vẫn ấm nóng tình người - Ảnh 1.

Tiểu thuyết Còn đó tình yêu (Sbooks và NXB Dân Trí) là sự "dồn nén những trải nghiệm cả đời người" và là một câu chuyện đặc biệt, độc đáo, cũng có thể gọi là "mơ hồ"! Thực ra, tác phẩm cần ghi thêm "đồng tác giả" là cô giáo Đàm Thị Ngọc Lý, người bạn đời của Hồ Dạ Thảo.

Nói vậy, vì Hồ Dạ Thảo chưa kịp hoàn thành cuốn sách thì đột ngột qua đời. Gần chục năm qua, Ngọc Lý "đã gom góp di cảo của chồng, đọc đi đọc lại từng chữ, từng dòng...". (Bích Ngân)

Tác giả đưa bạn đọc vào một thế giới kỳ lạ, huyền ảo mà lại gần gũi. Thoạt đầu, cứ tưởng ba anh chàng Nam, Cường và Niệm gặp gỡ trò chuyện ở đâu đó; hóa ra đó là 3 liệt sĩ từ 3 vùng quê Trung - Nam - Bắc, "hội tụ" tại một nghĩa trang ở Ninh Hòa (Khánh Hòa), "bàn luận" đủ thứ việc trên đời và những mối tình đầu.

Chỉ với 3 mối tình đầu, nhà tiểu thuyết đã dựng nên 3 số phận, có tính cách riêng. Tác giả khá "cao tay" khi để 3 linh hồn liệt sĩ "đứng" trò chuyện bên bức tường nghĩa trang quân đội, nhìn ra nghĩa trang dân sự Hòn Rọ; một cách mở rộng không/thời gian, cho bạn đọc gặp thêm nhân vật mới với những vấn đề mới gợi rất nhiều suy tư về lẽ sống - chết ở đời...

Nhân vật mới là An, bạn đại học với Nam. An không được vượt tường vào trò chuyện với 3 liệt sĩ, nên tỏ ra rất "khó chịu" về những "rào cản" trong cuộc đời. Bạn đọc lại bất ngờ khi biết tiếng nói của An cũng là một... hồn ma chết vì thất tình!

Cách nhìn đa chiều (âm - dương), giọng điệu đa thanh thể hiện suốt tiểu thuyết. Xuân - tổ trưởng của 3 liệt sĩ - con "sếp to", tốt nghiệp bằng đỏ, "không chấp nhận sự ưu đãi đó" nên vào bộ đội sang chiến trường K. ác liệt.

Cuộc trò chuyện giữa Xuân và Nam đậm tính triết lý, nóng ấm sự sống. "Đôi khi... làm một kẻ chết đi, thấy khoái hơn làm một thằng sống tồi. Người sống bị bao bọc vây quanh không biết bao nhiêu áp lực: Nào là gia đình, tôn giáo, giàu nghèo, chính kiến, màu da, tiếng nói.

Để tồn tại, con người đã dùng đủ trăm mưu nghìn kế, mánh khóe...". Một "nghịch lý" không hẳn vô lý và như lời cảnh tỉnh đối với nhân loại...

Tiếng nói "người âm" vẫn nóng ấm tình người, ý chí chiến đấu cho công bằng, lẽ phải...

Thức dậy, bạn có muốn đi làm? Thức dậy, bạn có muốn đi làm?

TTO - “Đừng đem cảm xúc vào nơi làm việc. Hành xử chuyên nghiệp lên nào!” - lời nhắc nhở mà chúng ta thường nghe này gần như là một “luật bất thành văn” trong môi trường công sở, nơi cảm xúc bị xem là thứ đối lập với sự chuyên nghiệp.

NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên