23/10/2005 15:57 GMT+7

Ước mơ nhỏ bên lòng hồ Phú Ninh

Bài, ảnh: VƯƠNG HẰNG SA
Bài, ảnh: VƯƠNG HẰNG SA

TTO - 12g15 trưa, nắng gay gắt, con dốc cao trên xa lộ Hà Nội vẫn không ngăn được chàng tân sinh viên Huỳnh Ngọc Thọ - khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Bách khoa TP.HCM gò lưng vượt dốc.

qCwGHgDR.jpgPhóng to
Tân sinh viên Huỳnh Ngọc Thọ
TTO - 12g15 trưa, nắng gay gắt, con dốc cao trên xa lộ Hà Nội vẫn không ngăn được chàng tân sinh viên Huỳnh Ngọc Thọ - khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Bách khoa TP.HCM gò lưng vượt dốc.

Ngọc Thọ đang tranh thủ buổi chiều nghỉ học mượn xe đạp của người bạn cùng phòng đến trung tâm gia sư Thủ Đức tìm việc làm thêm. Hỏi vì sao không đi xe buýt cho khỏe thì Thọ thật thà trả lời: “Đỡ tốn 4.000 đồng chị ạ!”.

Vẫn nghĩ chuyện đi tìm việc làm ở sinh viên để trang trải thêm chi phí sinh hoạt hằng ngày ngoài tiền gia đình chu cấp hằng tháng là chuyện bình thường. Nhưng với Thọ lại là việc “sống còn”. Là anh cả trong gia đình nghèo ba anh em ở làng quê nghèo nằm khuất nẻo bên lòng hồ Phú Ninh thuộc xã Tam Ngọc, Tam Kỳ, Quảng Nam. Hằng ngày ngoài giờ học, Thọ cùng cha đi đãi cát ven sông Trường Giang rồi theo ghe đem xuống bán cho các chủ cửa hàng bán vật liệu xây dựng ở Tam Kỳ.

Qua nhiều công đoạn nặng nề nhưng hai cha con kiếm chưa đầy 40.000 đồng, mà ngày có ngày không. Đã “nghèo lại gặp cái eo”, năm 2001 trong một lần xúc cát cha em đã bị cây cào sỏi cắt đứt gót chân, không thể tiếp tục làm việc nặng được.

Người mẹ vốn ốm yếu, hằng ngày phải thức dậy lúc 5g sáng tất tả đạp gần 15km xuống chợ Tam Kỳ bán từng nải chuối lẻ kiếm miếng rau miếng cháo cho cả nhà. Thấy hoàn cảnh gia đình như vậy, đứa em trai kế Thọ quyết định nghỉ học, ở nhà phụ ba mẹ kiếm tiền nuôi em và anh trai ăn học.

Hoàn cảnh đó đã khiến Thọ phải ra sức học tập, dù không có điều kiện học thêm học bớt nhưng em vẫn luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, giải nhì, ba môn Hóa trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh Quảng Nam năm học 2003-2004, 2004-2005.

Ngày nhận được tin Thọ đậu khoa Công nghệ thông tin với số điểm cao 29, ba mẹ đã quyết định bán chiếc xe máy Trung Quốc là tài sản có giá trị nhất của cả nhà để mua lại cho Thọ dàn vi tính cũ. Còn tiền học phí là do họ hàng đóp góp mỗi người một ít cùng toàn bộ tháng lương của đứa em làm ở tổ sản xuất tăm tre tình thương cho Thọ lên đường nhập học.

Cũng vì gia cảnh như vậy nên dù đủ điều kiện vào lớp kỹ sư Việt - Pháp (hệ kỹ sư tài năng) nhưng em rút hồ sơ không tham gia. Thọ bảo: “Học lớp đó em phải ra Hà Nội nhưng lo ăn từng bữa ở Thủ Đức còn chưa xong thì làm sao nghĩ tới chuyện đó...".

Buông tiếng thở dài như “ông cụ non”, tôi biết Thọ đương lo nhiều lắm. Thọ lo không biết mình có đủ nghị lực chống chọi lại những khó khăn mà khó khăn “đầu tiên là tiền đâu?” để tiếp tục theo đuổi ước mơ công nghệ thông tin và nhiệm vụ “học luôn phần của em trai mình” như đã hứa.

Bài, ảnh: VƯƠNG HẰNG SA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên