Như vậy, Trường Đại học Văn Lang là trường đại học thứ 8 ở TP.HCM được đào tạo kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật ô tô.
Nhân lực cho ngành công nghệ ô tô: vẫn thiếu trầm trọng
Những năm gần đây, công nghiệp ô tô là ngành mũi nhọn được Chính phủ ưu tiên trong chiến lược công nghiệp hoá. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 1211/QĐ-TTg) nêu rõ: phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa; phấn đấu trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng và một số cụm chi tiết có giá trị cao trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.
Trước bước chuyển mình mạnh mẽ của thị trường ô tô Việt Nam và những tiềm năng của ngành trọng điểm này, liên tục trong nhiều năm qua, Trung tâm dự báo nguồn nhân lực và thị trường lao động TP.HCM đã đưa ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô vào danh mục ngành "hot" về nhu cầu tuyển dụng. Các tập đoàn ô tô nước ngoài hàng đầu ở Việt Nam như Honda, BMW, Toyota,… hằng năm đều đặn "chiêu mộ" người tài nhưng vẫn thiếu nhân lực am hiểu về công nghệ kỹ thuật ô tô.
Tháng 12-2018, dòng xe ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt được công bố, đặt mục tiêu sản xuất 500.000 xe năng lượng điện mỗi năm vào năm 2020. Đến thời điểm hiện tại, đây có thể xem là cú hích lớn nhất cho thị trường ô tô trong nước. Đồng thời, tổng thể bức tranh thị trường ô tô ở Việt Nam cũng đang lớn mạnh dần. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô, Việt Nam đã có 18 doanh nghiệp FDI và 38 doanh nghiệp trong nước với năng lực khoảng 460.000 xe/năm; cùng với nhiều công ty cơ khí ô tô, gara bảo dưỡng xe hơi, trung tâm đào tạo sửa chữa xe, lắp ráp chi tiết máy ra đời.
Sự lớn mạnh của ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi một đội ngũ nhân lực lớn và trình độ chuyên môn cao so với trước đây. 08 cơ sở đào tạo kỹ sư Công nghệ ô tô ở trình độ đại học hiện chỉ mới đáp ứng phần nào nhu cầu đào tạo của ngành.
Sinh viên ngành Kỹ thuật nhiệt trong chuyến khảo sát thực địa
Chương trình Công nghệ Kỹ thuật ô tô ở Trường Đại học Văn Lang
Thành lập từ năm 1995, Văn Lang là một trong những trường tư thục lâu đời, có kinh nghiệm đào tạo đa ngành, có nền tảng về nhóm ngành Kỹ thuật. Được biết, Trường Đại học Văn Lang giao cho Khoa Kỹ thuật tổ chức đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô từ năm 2019. Đây là đơn vị hiện đang đào tạo ngành Kỹ thuật Nhiệt, có tiếng ở TP.HCM về chương trình đào tạo ứng dụng và đảm bảo cam kết 100% sinh viên có việc làm ngay trong quá trình học với mức lương cao.
Với ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô, Trường Đại học Văn Lang dự kiến tuyển sinh khóa đầu với 50 sinh viên. Trong thời gian 4 năm, sinh viên được đào tạo để hiểu, vận dụng kiến thức kỹ thuật cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành để phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật trong lĩnh vực Công nghệ ô tô; vận dụng kiến thức về tổ chức và quản lý trong điều hành sản xuất doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, chế tạo, sửa chữa và khai thác ô tô.
Từ đó, sinh viên tốt nghiệp sẽ có những kỹ năng cần thiết mà nhà tuyển dụng yêu cầu đối với lĩnh vực công nghệ ô tô hiện đại: thiết lập quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô; tính toán, thiết kế quy trình công nghệ chế tạo, lắp ráp; tư vấn về vận hành, khai thác, chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa ôtô và các thiết bị động lực; nghiên cứu triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất trong các doanh nghiệp ô tô, cơ khí.
Với đặc trưng của một trường đại học ứng dụng, Trường Đại học Văn Lang chú trọng các học phần thực hành xưởng và thực tập doanh nghiệp. Học phần thực hành xưởng được Trường bố trí ở các phòng thực hành cơ khí, phòng thực hành điện - điện tử, phòng thực hành ô tô. Trong học kỳ cuối, sinh viên thực tập ở doanh nghiệp 6 ngày/1 tuần (trong 8 tuần). Khoa Kỹ thuật của Trường Đại học Văn Lang là đơn vị liên hệ và bố trí cho sinh viên thực tập tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, showroom lớn tại TP.HCM…
Khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm vai trò kỹ sư chỉ đạo, thực hiện thiết kế, sửa chữa, vận hành bảo trì dịch vụ kỹ thuật, kinh doanh ôtô, thiết bị động lực trong doanh nghiệp, trạm bảo hành ôtô; làm việc trong phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm... của doanh nghiệp; chuyên viên Viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ ô tô… với nhiều cơ hội thăng tiến và mức thu nhập hấp dẫn.
Xem thêm bảng ngành tuyển sinh đại học của Trường Đại học Văn Lang năm 2019. Công nghệ Kỹ thuật ô tô là ngành đào tạo đại học thứ 31 của trường
Để xét tuyển ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô tại Trường Đại học Văn Lang năm 2019, thí sinh có thể xét điểm thi THPT quốc gia 2019; xét học bạ THPT; xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM; kết hợp xét điểm thi THPT quốc gia 2019 và học bạ THPT.
Tổ hợp xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), C01 (Toán, Ngữ văn, Vật lý), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh).
Thời gian đào tạo: 4 năm
Văn bằng: Kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận