Chủ nhật, ngày 26 tháng 6 năm 2022
Từ vụ bắt ông Trịnh Văn Quyết: Xử lý 'chuột' nhưng phải bảo vệ 'bình'
TTO - Ông Lê Nam cho rằng, câu chuyện ở FLC giống với lời dạy là 'đánh chuột đừng để vỡ bình'. Chuột là người vi phạm, còn bình là doanh nghiệp, nên xử lý nghiêm nhưng phải lưu ý việc bảo vệ doanh nghiệp, người lao động.

Ông Lê Nam - Ảnh: VIỆT DŨNG
Câu chuyện ở FLC hiện nay giống với lời dạy là đánh chuột đừng để vỡ bình. Chuột ở đây chính là cán bộ vi phạm và xử lý họ để cho doanh nghiệp phát triển đúng hướng, tốt lên. Còn bình chính là doanh nghiệp, người lao động và đây là tài sản, lợi ích, tiềm lực của quốc gia nên phải làm sao để giữ, bảo vệ nó không bị tổn hại, đổ vỡ, mất mát, nhất là với FLC là tập đoàn lớn, hoạt động rộng khắp.
Ông Lê Nam, nguyên phó Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online vào sáng 2-4, ông Lê Nam, nguyên phó Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, cho rằng việc chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam không chỉ làm 'rúng động' thị trường chứng khoán mà kéo theo đó nhiều vấn đề cần phải quan tâm, có giải pháp.
Theo ông Nam, dưới danh nghĩa FLC quản lý, sử dụng nhưng thực chất các cơ sở vật chất, dự án, tài sản trải dài trên cả nước của đơn vị này chính là của đất nước, xã hội. Sau việc bắt ông Trịnh Văn Quyết thì vấn đề đảm bảo an ninh kinh tế, tài chính quốc gia, chống đổ vỡ, mất mát phải được đặt ra.
Sự việc ngày 1-4, khi mã FLC có thanh khoản tăng đột biến với tổng khối lượng khớp lệnh 59 triệu đơn vị ngay trong phiên sáng và chốt phiên, có hơn 100 triệu cổ phiếu được khớp và đóng cửa ở giá 10.850 đồng/cổ phiếu đã cho thấy hoài nghi "có vấn đề, thế lực phía sau đó".
Nguyên phó Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ rõ, bên cạnh tài sản vật chất, FLC còn có hàng vạn cán bộ, nhân viên trải dài trên khắp cả nước và trong đó, rất nhiều người chính là các doanh nhân, nhà quản lý, người lao động có trình độ, năng lực, quyết tâm xây dựng thương hiệu. Đây cũng là tài sản quý của quốc gia, xã hội.
Do vậy việc bảo vệ, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cán bộ, người lao động, coi đây là nguồn lực của đất nước để họ tiếp tục phát huy, cống hiến, xây dựng là điều rất quan trọng.
Ông Lê Việt Trường, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh, cũng nêu rõ, việc xử lý vi phạm pháp luật đối với bất cứ ai cũng không thể bị loại trừ, không có vùng cấm.
Với FLC không chỉ quản lý cơ sở vật chất, nguồn lực lao động mà còn tham gia chuỗi cung ứng trong, ngoài nước rất rộng, phức tạp, nên cùng với việc bắt ông Trịnh Văn Quyết là cần thiết, thể hiện sự nghiêm minh nhưng cũng đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của họ không bị gián đoạn, ảnh hưởng.
Bởi lẽ, nếu hoạt động của họ bị ảnh hưởng có thể gây rúng động không chỉ cho thị trường chứng khoán mà còn ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, gây bất ổn đối với xã hội, việc làm...
FLC không phải tội phạm nên cần đảm bảo cơ chế bình thường
Từ thực tế của câu chuyện FLC hiện nay, ông Lê Nam đề xuất các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra bất cứ hành động nào có thể thúc đẩy hệ lụy xấu hay dẫn đến mất mát, thậm chí đổ vỡ của đơn vị.
"Trong đó, phải chống không cho những "con kền kền", "thế lực đen" lợi dụng khoảng tối, cơ chế, luật pháp chưa kịp điều chỉnh để hòng chiếm đoạt tài sản, đất đai của doanh nghiệp cũng chính là của đất nước, xã hội", ông Nam chỉ rõ.
Ông Nam cũng cho rằng, FLC không phải là tội phạm, mà hành vi vi phạm ở đây xác định là của cá nhân ông Quyết và những người khác nếu có, nên cần đảm bảo cơ chế bình thường như lâu nay đơn vị vẫn đang làm, thậm chí có thể hỗ trợ thêm như về vấn đề vốn, cơ chế quản lý, các dự án đang triển khai để không bị tác động.
Còn nếu nhân cơ hội này mà "ông tuýt còi cái nọ, cái kia" hay áp dụng các cơ chế "quản chế đặc biệt" với trường hợp tội phạm sẽ tạo cơ hội tác động cho tình hình xấu thêm.
Ngoài ra, các vấn đề, dự án, chương trình đã được Nhà nước cam kết, bảo trợ như liên quan đến hoạt động của Bamboo Airways với loạt đường bay đến các nước đã được công bố mở trong thời gian qua cũng cần đứng trên lợi ích chung để tạo điều kiện thuận lợi hết mức cho họ tiếp tục thực hiện, sáng tạo triển khai, đạt hiệu quả tốt nhất...
-
TTO - Ngày 26-6, nguồn tin Tuổi Trẻ cho biết UBND tỉnh Bình Thuận vừa đề nghị Thủ tướng xem xét, xử lý kỷ luật hành chính đối với Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong và hàng loạt cán bộ chủ chốt khác đang đương chức, nghỉ hưu.
-
TTO - Ngày 26-6, lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai cho hay đang hoàn thiện hồ sơ xử lý sai phạm của một phòng khám trên địa bàn có dấu hiệu làm giả chữ ký bác sĩ, bán khống hàng ngàn giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).
-
TTO - Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói sẽ hối thúc hai người đồng cấp Nga và Ukraine mở cơ hội cho đối thoại khi đến thăm hai nước này trong tuần tới.
-
TTO - MC giải thích nghi vấn 'biết trước kết quả' Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam; Việt Nam tổ chức Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2023; Trân Đài vào top 6 Hoa hậu Chuyển giới; MV của Miu Lê vào top thịnh hành thế giới... là những tin tức đáng chú ý ngày 26-6.
-
TTO - Với nhiều người dân Đà Nẵng, việc thanh toán không tiền mặt không hề lạ lẫm, nhất là tại các điểm du lịch. Chuyến xe không tiền mặt đã có mặt tại Đà Nẵng để chuẩn bị cho một event cực kì hấp dẫn, sàn cảnh quan phía Bắc bờ Đông cầu Rồng...
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận