Tự sự kiểu Mạc Ngôn
Phóng to |
Ảnh: M.Đức |
Nói cách khác, Mạc Ngôn thành công nhờ biết lấy điểm tựa từ truyền thống lý luận của dân tộc mình và vận dụng khéo léo các lý thuyết hiện đại của phương Tây.
Nghiên cứu những tác phẩm của một nhà văn lớn, lại quá quen thuộc như Mạc Ngôn, Nguyễn Thị Tịnh Thy (tiến sĩ ngữ văn Ðại học Sư phạm Huế) đã lôi cuốn được bạn đọc nhờ một bút pháp mê đắm mà tỉnh táo. Phân tích "điểm nhìn trẻ thơ" của nhiều nhân vật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, Nguyễn Thị Tịnh Thy viết: "... chúng trải nghiệm cuộc sống bằng những cái tôi chấn thương, bằng những đổ vỡ của đạo lý, nhân luân, nhân tâm của xã hội mà những mảnh vỡ ấy cứa vào cuộc đời chúng, khiến chúng già cỗi, nanh nọc, thâm trầm. Không thể ngây thơ vì tuổi thơ của chúng đã bị đánh cắp, bị "ăn thịt", chẳng còn lại gì ngoài nỗi đau đớn, mất mát, hận thù. Chúng là một kiểu AQ mới của văn học Trung Quốc. Những AQ này đều sở hữu một "di sản của mất mát", cũng không cha, không mẹ, không anh em, không nhà cửa nhưng chúng không cần đến "phép thắng lợi tinh thần". Chúng lặn sâu vào trong bất hạnh của đời mình để từ đó có thể nhìn thấy bất hạnh của kiếp người, của dân tộc, của lịch sử...".
Mê đắm Mạc Ngôn như thế, nhưng Tịnh Thy cũng đủ tỉnh táo để chỉ ra sự "thái quá như bất cập" của nhà văn. "Ðó là sự dung tục thái quá... sự miêu tả quá khoa trương về nhân vật, sự việc hoặc so sánh thô lậu với giọng điệu bông lơn quá mức...". Ðó cũng là quy luật "cực tắc phản" của Kinh Dịch mà tác giả, dù rất khiêm tốn, muốn nhắn gửi đến nhà văn có một sự nghiệp lẫy lừng như Mạc Ngôn.
Và như thế, qua nghiên cứu kỹ lưỡng của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Mạc Ngôn tưởng đã rất quen, té ra còn nhiều điều "lạ lùng"...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận