07/10/2006 06:07 GMT+7

Từ nước ngoài trong sách giáo khoa: Phiên âm theo cách nào?

NGUYỄN VĂN DUẬN
NGUYỄN VĂN DUẬN

TT - Việc phiên âm các từ gốc nước ngoài trong sách giáo khoa (SGK) nhiều năm nay vẫn trong tình trạng thiếu sự đồng bộ, thống nhất giữa sách này với sách kia, chưa kể cách phiên âm còn thô, ít sát với phát âm của từ gốc.

GSBj5fyU.jpgPhóng to

Xem bảng thống kê trên, chữ Homère chẳng hạn đã được SGK phiên âm theo nhiều cách: Homer, Hô-me, Hô-me-rơ, Hô-me-rôx...; hầu hết đều không chua nguyên ngữ ở sau. Các từ Pháp kết thúc bằng “re, se, ve, le, les...” đều được phiên âm với âm “ ơ ” ở cuối (Sác-lơ, Uy-lít-xơ, bazơ, xenlulozơ, mantozơ, fructozơ...). Thậm chí có trường hợp như ở chữ Troie: âm răng [t] kết nối âm nướu [r], đọc liền nhau cũng được phiên âm tách ra để đọc là Tơ-roa. Cách phiên âm này rất “thô”, không khớp với việc phát âm ngoại ngữ. Học Anh, Pháp ngữ, học sinh không thể đọc Troie, base, glucose là “Tơ-roa, bazơ, glucôzơ”; đọc Ulysses, Charles là “Uy-lít-xơ, Sác-lơ” được!

Hiện ngành giáo dục đang quảng bá quan điểm giảng dạy tích hợp. Theo quan điểm này, kiến thức của lớp trên phải liên thông, củng cố được kiến thức của lớp dưới, kiến thức của môn này phải bổ trợ môn kia, vậy việc phiên âm của SGK nhiều môn học lại mâu thuẫn với cách phát âm của môn ngoại ngữ là không nên.

Thế nhưng, SGK ngữ văn lớp 10 dành cho năm học 2006-2007 vẫn giữ quan điểm cũ, đã phiên âm từ Homère là Hô-me-rơ và cước chú về từ này như sau: “... Tên các nhân vật có trong đoạn trích này được phiên âm theo cách đọc qua tiếng Pháp. Nguyên văn trong tiếng Hi Lạp là: Homeros...”

Chắc hẳn tác giả SGK cũng như nhiều học giả khác đã dịch sử thi Homère từ Odyssée của Pháp hay của Anh chứ không dịch từ nguyên bản của Hi Lạp cho nên đã ghi rõ là "...phiên âm theo cách đọc qua tiếng Pháp". Vậy mà tác giả lại tránh chú thích chữ Homère của tiếng Pháp để chọn chữ Homeros. Với trình độ bậc trung học không cần phải tầm nguyên đến mức này vì chỉ làm học sinh thêm rối.

Ngoài văn hóa Trung Hoa, dân tộc ta đã tiếp cận văn hóa Anh, Pháp từ lâu nên một thực tế hiển nhiên không thể phủ nhận đó là nếu nhiều tác phẩm, nhiều tài liệu khoa học không được viết bằng Anh, Pháp ngữ thì sẽ được các học giả VN đọc thông qua các bản dịch Anh và Pháp ngữ. Vì lý do này, việc viết từ gốc nước ngoài không cần phải tìm đến tận gốc thật sâu xa để phiên âm mà chỉ nên dừng lại ở mốc Anh, Pháp ngữ và có lẽ cũng không nên phiên âm khiên cưỡng mà viết hẳn nguyên chữ Anh hoặc chữ Pháp (ví dụ: Homère, Shakespeare, glucose...).

NGUYỄN VĂN DUẬN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên