* Kinh doanh rượu, thuốc lá nhập lậu sẽ bị xử lý hình sự
Hành vi tuyên truyền mê tín dị đoan để tiêu thụ hàng mã sẽ bị xử phạt cao hơn (từ 1 đến 3 triệu đồng). Một số vi phạm trong lĩnh vực văn hóa khác như sản xuất băng hình, đĩa nhạc, xuất bản có nội dung trái quy định, quảng cáo không phép… có thể bị xử phạt tới mức 30-40 triệu đồng.
Bên cạnh đó, theo quy định của Nghị định 76/2010/NĐ-CP ngày 12-7-2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung điều 11 Nghị định 06/2009/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1-9, hành vi kinh doanh thuốc lá, rượu nhập lậu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thay vì chỉ bị xử lý vi phạm hành chính như quy định hiện hành.
Điểm mới của nghị định này là quy định riêng hình thức xử phạt đối với rượu và thuốc lá tùy theo giá trị, số lượng hàng hóa vi phạm.
Cụ thể, đối với hành vi kinh doanh rượu nhập lậu, mức phạt tiền cao nhất là 100 triệu đồng tương ứng với giá trị hàng hóa vi phạm. Trường hợp giá trị rượu nhập lậu từ 100 triệu đồng trở lên hoặc giá trị hàng nhập lậu dưới 100 triệu đồng nhưng người vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn hiệu lực của quyết định xử phạt thì cơ quan phát hiện vi phạm phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tương tự, đối với hành vi kinh doanh thuốc lá nhập lậu, mức xử phạt hành chính cao nhất là 100 triệu đồng đối với số lượng thuốc lá vi phạm dưới 1.500 bao. Trường hợp số lượng vi phạm từ 1.500 bao trở lên sẽ bị xử lý hình sự.
Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, người vi phạm còn phải chấp hành hình thức phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tang vật vi phạm để tiêu hủy đồng thời có thể bị tước giấy phép kinh doanh từ 6 tháng đến 1 năm.
Tin bài liên quan:
Không rải vàng mã khi đưa tang: Kiên trì mới làm đượcKêu gọi không rải vàng mã khi đưa tangTrại hòm không muốn rải vàng mã Rải vàng mã khi đưa tang: Không phải tập tục của người Việt
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận