03/09/2019 15:37 GMT+7

Trung tâm dạy nghề hơn 23 tỉ đồng, 10 năm mở được vài lớp

TR.TÂN
TR.TÂN

TTO - Trung tâm giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Đắk Nông đi vào hoạt động từ cuối năm 2010, với số tiền xây dựng, mua sắm trang thiết bị hơn 23 tỉ đồng nhưng 10 năm qua chỉ mở được vài lớp dạy nghề.

Trung tâm dạy nghề hơn 23 tỉ đồng, 10 năm mở được vài lớp - Ảnh 1.

Trung tâm giới thiệu việc làm phụ nữ Đắk Nông đìu hiu, vắng vẻ - Ảnh: TR.TÂN

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài tiền xây dựng cơ sở vật chất, Trung tâm giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Đắk Nông được đầu tư gần 5 tỉ đồng mua sắm trang thiết bị, nhưng hiện nay đều bị "đắp chiếu".

Lãng phí nhất là hệ thống máy làm bánh có công suất sản xuất công nghiệp với trị giá gần 2 tỉ đồng được Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đầu tư cũng đang bị phủ bạt sau khi sử dụng cho một lớp dạy nghề vào năm 2013.

Bên cạnh đó, trung tâm cũng được trang bị hàng trăm chiếc máy may công nghiệp, máy may dân dụng (số liệu hiện tại là 140 cái) cũng phủ bụi vì không sử dụng nhiều năm nay.

Theo kết quả kiểm tra, từ năm 2016-2018 trung tâm chỉ mở được 1 lớp dạy may dân dụng cho 30 học viên trong năm 2017.

Trung tâm dạy nghề hơn 23 tỉ đồng, 10 năm mở được vài lớp - Ảnh 2.

Các thiết bị, máy móc được đầu tư khá nhiều nhưng đang xếp đống không sử dụng - Ảnh: N.B.

Ngoài ra, hàng trăm chiếc máy tính, bộ bàn ghế được trang bị rất hoành tráng cho trung tâm này hiện cũng trong tình trạng bỏ không, dần xuống cấp, lỗi thời.

Để giảm lãng phí, hiện nay Trung tâm giới thiệu việc làm cho Hội chữ thập đỏ tỉnh mượn 4 phòng, Ban quản lý dự án giao thông tỉnh mượn 9 phòng. Số phòng còn lại và các trang thiết bị đều đóng cửa, đóng gói không sử dụng.

Trả lời về vấn đề này, bà Hà Thị Hạnh - chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Nông, cho biết nguyên nhân của việc sử dụng trung tâm kém hiệu quả là do cơ sở vật chất xuống cấp, kinh phí ít gây khó khăn cho việc đào tạo nghề.

Tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế địa phương, chị em nông dân không có điều kiện đến trung tâm học nghề nên trung tâm luôn không có học viên. Trong khi đó, việc vận chuyển máy móc đến vùng sâu, vùng xa cũng phức tạp. Đó là chưa kể muốn thực hiện những "chuyến về nông thôn" như vậy cũng rất khó khăn do eo hẹp kinh phí.

Do sử dụng không hiệu quả, không có kinh phí trùng tu… nên trung tâm xuống cấp nặng nề. Hiện nay trung tâm đã bàn giao về cho Hội liên hiệp phữ Việt Nam quản lý, vận hành.

"Trung ương hội đã có kế hoạch đầu tư, nâng cấp trung tâm để tiếp tục thực hiện việc đào tạo nghề cho phụ nữ. Trung ương hội sẽ phối hợp với địa phương trong việc vận hành, hi vọng sẽ thuận lợi, hiệu quả", bà Hạnh nói.

Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Đắk Nông do Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam làm chủ đầu tư với mong muốn xây dựng một trung tâm dạy nghề phụ nữ cho toàn vùng Tây Nguyên.

Tất cả kinh phí xây dựng lẫn trang thiết bị đầu tư bên trong hơn 23 tỉ đồng đều do kinh phí từ Trung ương hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tài trợ. Sau khi hoàn thiện đã bàn giao cho Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Nông quản lý, vận hành nhưng kém hiệu quả và đang làm các thủ tục bàn giao về... trung ương.

Trung tâm dạy nghề hơn 23 tỉ đồng, 10 năm mở được vài lớp - Ảnh 4.

Dù cơ ngơi hoành tráng nhưng trung tâm đang dần xuống cấp - Ảnh: N.B.

Trung tâm dạy nghề hơn 23 tỉ đồng, 10 năm mở được vài lớp - Ảnh 5.

Thiết bị dạy nghề rỉ sét, mạng nhện bám - Ảnh: N.B.

Trung tâm dạy nghề hơn 23 tỉ đồng, 10 năm mở được vài lớp - Ảnh 6.

Máy may đưa về không sử dụng lâu ngày đã hỏng hóc - Ảnh: N.B.

Kêu gọi doanh nghiệp góp sức với dạy nghề Kêu gọi doanh nghiệp góp sức với dạy nghề

TTO - Doanh nghiệp thường phàn nàn về việc lao động không đáp ứng yêu cầu, nhưng nhiều nơi vẫn sử dụng lao động chưa qua đào tạo. Sự chủ động đóng góp của doanh nghiệp cho hệ thống dạy nghề còn khiêm tốn.

TR.TÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên