04/08/2011 04:08 GMT+7

Trung Quốc: Tiền vực dậy bóng đá

SƠN HÀ
SƠN HÀ

TT - Sau nhiều năm suy thoái trầm trọng, bóng đá Trung Quốc đang bắt đầu chuyển mình nhờ nguồn vốn dồi dào của các đại gia kinh doanh địa ốc hâm mộ túc cầu giáo.

TT - Sau nhiều năm suy thoái trầm trọng, bóng đá Trung Quốc đang bắt đầu chuyển mình nhờ nguồn vốn dồi dào của các đại gia kinh doanh địa ốc hâm mộ túc cầu giáo.

Theo Nhân Dân Nhật Báo, CLB Quảng Châu Evergrande, hiện đứng đầu bảng xếp hạng Giải vô địch quốc gia Trung Quốc (Super League), đã gây chấn động khi mua tiền vệ người Argentina Dario Conca từ đội Fluminense (Brazil) với giá 10 triệu USD. Đây là bản hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ giá cao kỷ lục tại Trung Quốc. Theo nguồn tin của CCTV, với sự đãi ngộ đặc biệt của đội Quảng Châu Evergrande, Conca đã trở thành cầu thủ có mức lương cao thứ ba trên thế giới, chỉ sau hai siêu sao Lionel Messi và Cristiano Ronaldo.

Quảng Châu Evergrande trực thuộc Tập đoàn Evergrande Group, một trong những công ty địa ốc hàng đầu Trung Quốc. Chủ sở hữu Evergrande Group Hứa Gia Ngân là một trong những người giàu nhất Trung Quốc. Trên thực tế, dòng tiền từ ngành bất động sản đang ồ ạt đổ vào bóng đá Trung Quốc. Các công ty bất động sản sở hữu 13 trên tổng cộng 16 CLB đang chơi ở giải Super League. Và các đại gia địa ốc không ngần ngại vung tiền để các CLB mua sắm cầu thủ và HLV nổi tiếng nước ngoài.

Đội Giang Tô Huấn Thiên đầu tư 2 triệu USD để mua cựu tuyển thủ Serbia Aleksandar Jevtic từ Red Star Belgrade, trong khi Thiểm Tây Sản Bá đã ký hợp đồng với tiền đạo người Scotland Derek Riordan. Chính những chuyển động đó đã tạo ra bầu không khí sôi động mới tại các sân vận động bóng đá. Số lượng cầu thủ, HLV và trọng tài nước ngoài tham gia giải Super League ngày càng gia tăng, giúp kéo số lượng khán giả đến sân tăng vọt. Hiện mỗi trận đấu Quảng Châu Evergrande thu hút trung bình 45.000 khán giả.

Hồi tháng 7, giới truyền thông Trung Quốc đồng loạt tung hô doanh nhân Vương Kiến Lâm, chủ tịch Tập đoàn bất động sản Đại Liên Vạn Đạt, là “Abramovich người Trung Quốc”, khi ông này quyết định đầu tư 77,3 triệu USD để phát triển bóng đá trẻ Trung Quốc và đào tạo trọng tài. Truyền thông Trung Quốc đánh giá đây là bước ngoặt đối với bóng đá Trung Quốc sau những năm khủng hoảng.

Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng tiền bạc không phải là phương thuốc thần kỳ lập tức chữa trị những căn bệnh kinh niên của bóng đá Trung Quốc như nạn dàn xếp tỉ số, hối lộ trọng tài... “Sẽ không thể có những thay đổi nhanh chóng. Sẽ mất rất nhiều thời gian. Phải vài năm nữa những chuyển biến hiện tại mới đem lại kết quả” - Trung Quốc Nhật Báo dẫn lời cựu HLV trưởng đội tuyển Trung Quốc Arie Haan, người Hà Lan, cho biết.

SƠN HÀ

SƠN HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên