Phóng to |
Đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất thế giới - Ảnh: Tân Hoa xã |
Nguy cơ từ các con đập ở thượng nguồn sông Me KongThêm 4 triệu người di dời vì đập Tam HiệpAi được và ai mất với sông Me Kong?Trung Quốc: lở đất gần đập Tam Hiệp, 30 người chếtTrung Quốc: đập Tam Hiệp đang rất nguy hiểm
Trong cuộc họp của chính phủ ngày 18-5, các quan chức đã nhất trí xử lý những tác động tiêu cực của dự án ở phần trung lưu và hạ lưu sông Dương Tử, đồng thời cải thiện các cơ chế lâu dài để tránh thảm họa địa chất ở đây.
Theo tuyên bố của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, Chính phủ Trung Quốc sẽ nỗ lực bảo tồn môi trường sinh thái và thúc đẩy đa dạng sinh học trong khu vực bị ảnh hưởng từ đập thủy điện lớn nhất thế giới.
Đập Tam Hiệp nằm ở Tam Đẩu Bình thuộc trung tâm tỉnh Hồ Bắc, được hoàn thành tháng 5-2006 sau 17 năm xây dựng. Dự án tạo ra hơn 440 tỉ kWh điện tính đến cuối năm 2010 sau khi đi vào hoạt động năm 2003.
"Dù có vai trò quan trọng trong việc chống ngập lụt, sản xuất điện, dự trữ nguồn nước, công trình đã gây ra các vấn đề về nơi tái định cư của người dân, bảo vệ môi trường, cấp và tiêu nước ở trung và hạ lưu sông Dương Tử" - Tân Hoa xã viết.
Theo BBC, đây là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo trung Quốc thừa nhận các vấn đề về xã hội -môi trường sinh thái đối với dự án trị giá 40 tỉ USD này. Khi xây dựng đập, họ đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống của 1,3 triệu dân quanh khu vực sông Dương Tử. Những người dân đã phải tái định cư sau khi 13 thành phố, 140 thị trấn và 1.350 ngôi làng - trong đó có một số di sản văn hóa bị dìm trong nước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận