04/08/2005 12:35 GMT+7

Trung Quốc: tham vọng về vũ trụ

KIM NHUNG (Theo Xinhua)
KIM NHUNG (Theo Xinhua)

TTO - Mặc dù vẫn còn một khoảng cách khá xa với các quốc gia phương Tây về công nghệ vệ tinh và vũ trụ tiên tiến, Trung Quốc vẫn muốn trở thành một đối thủ trong lĩnh vực không gian bằng nhiều dự định thực hiện nhiều hơn nữa các dự án không gian lớn.

q0cfAeyX.jpgPhóng to
Tàu vũ trụ đầu tiên có người lái của Trung Quốc - Thần Châu 5
TTO - Mặc dù vẫn còn một khoảng cách khá xa với các quốc gia phương Tây về công nghệ vệ tinh và vũ trụ tiên tiến, Trung Quốc vẫn muốn trở thành một đối thủ trong lĩnh vực không gian bằng nhiều dự định thực hiện nhiều hơn nữa các dự án không gian lớn.

“Công nghệ vũ trụ của Trung Quốc vẫn còn tụt hậu so với các quốc gia tiên tiến khác và vẫn chưa thích nghi với các đòi hỏi ngày càng tăng nhanh của quá trình hiện đại hóa đất nước”, Yuan Jiajun, giám đốc Viện nghiên cứu công nghệ vũ trụ của Trung Quốc nhìn nhận.

So với các cường quốc về vũ trụ khác, một trong các vấn đề lớn còn tồn tại của Trung Quốc là thiếu khả năng đổi mới, điều đó đã ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nước này.

“Chúng ta phải xem đổi mới như là một nhiệm vụ hàng đầu cần phải hoàn thành”, Sun Laiyan, giám đốc Cơ quan quản lý về không gian quốc gia của Trung Quốc cho biết. Theo ông, trong tương lai gần, việc bổ sung các dự án không gian lớn mới cần được đẩy mạnh để đưa ngành công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc lên một tầm vóc mới.

Hiện nay, Trung Quốc đã phóng hơn 60 vệ tinh nhân tạo và 5 tàu vũ trụ vào quỹ đạo trong vòng 35 năm kể từ khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên của họ, Dongfanghong I, được phóng đi vào năm 1970. Tuy nhiên, so với các nước tiên tiến khác, ngành công nghiệp vũ trụ của Trung Quốc vẫn còn ở giai đoạn đầu khiến nước này chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường dịch vụ không gian toàn cầu và đóng góp hạn chế vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Trung Quốc hiện đang tiến gần đến quá trình thực hiện các kế hoạch dài và trung hạn cho ngành công nghiệp vũ trụ, sẽ giúp nước này tiến đến vị trí đi đầu tương đối và sẽ bắt kịp các yêu cầu lớn trong quá trình hiện đại hóa của nước nhà. “Chúng tôi sẽ phát triển nhiều vệ tinh nhân tạo hơn nữa như hệ thống quan sát toàn cầu và một hệ thống định vị khu vực bằng vệ tinh thế hệ mới”, Yuan nói.

Việc nghiên cứu và phát triển hệ thống thông tin liên lạc và các thử nghiệm khoa học, các vệ tinh thăm dò cũng sẽ là những phần quan trọng để hình thành một loạt các vệ tinh dùng cho nghiên cứu khoa học của nước này.

Theo Yuan, Trung Quốc hiện đang gấp rút thực hiện giai đoạn đầu dự án thám hiểm mặt trăng như sẽ thực hiện chuyến bay vòng quanh mặt trăng đầu tiên vào năm 2006.

KIM NHUNG (Theo Xinhua)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên