Ông Tập Cận Bình kêu gọi “đại phục hưng dân tộc Trung Hoa”
Phóng to |
Trẻ em Trung Quốc tham quan bảo tàng vũ khí ở ĐH Khoa học công nghệ Nam Kinh, tỉnh Giang Tô ngày 24-3 - Ảnh: Reuters |
* Ông thấy gì từ diễn tiến vụ tàu hải quân Trung Quốc bắn tàu cá ngư dân Việt Nam vừa rồi? Có vẻ như Việt Nam, Trung Quốc đã có giai đoạn khá yên bình trong suốt một năm rồi đột nhiên lại xảy ra chuyện này...
- GS Carl Thayer: Sau khi Trung Quốc nâng cấp “thành phố Tam Sa” từ cấp huyện lên cấp vùng và cho lên thành tỉnh và bố trí quân đội ở đây, hải quân Trung Quốc đã được giao thêm việc quản lý khu vực quanh Hoàng Sa.
Những vụ việc liên quan tới ngư dân sẽ còn xảy ra nhiều. Vào tháng 5 tới, Trung Quốc có thể một lần nữa đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá và Trung Quốc sẽ gia tăng các hoạt động tuần tra của mình.
Đương nhiên chuyện hải quân Trung Quốc can thiệp đe dọa các tàu đánh cá của thường dân là tương đối hiếm. Việc bắn pháo sáng trực tiếp vào tàu ngư dân Việt Nam là hành vi vô trách nhiệm và nguy hiểm. Lúc này, tốt nhất nên coi vụ việc là một sự kiện đơn lẻ. Nếu có thêm tàu hải quân Trung Quốc can dự vào việc chống ngư dân đánh cá thì có thể hiểu đó là dấu hiệu lực lượng quân sự đóng vai trò lớn hơn trong chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông.
* Ông có thấy động cơ gì đằng sau sự kiện này? Phải chăng vì sự chuyển giao lãnh đạo mới hay việc Trung Quốc mới ký thỏa thuận mua vũ khí từ Nga nên Trung Quốc muốn thử phản ứng của Việt Nam, hay đây là phản ứng với Mỹ khi Ngoại trưởng John Kerry sắp có chuyến thăm tới khu vực?
- Tôi sẽ thận trọng trong việc quy kết nguyên nhân lớn đằng sau nào đó. Tôi vẫn tin đây là một vụ riêng lẻ. Có một khả năng lớn là thuyền trưởng các tàu hải quân Trung Quốc giờ được cho phép hành động “nới” hơn chút và có thể truy bức ngư dân Việt Nam hoặc Philippines mà không sợ bị trừng phạt. Tôi không tin chuyện bắn pháo sáng vào tàu Việt Nam là để thử phản ứng của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã phản ứng đúng khi có công hàm phản đối chính thức.
Đội ngũ lãnh đạo mới của Trung Quốc mới chỉ đang thống nhất dần các nhóm ngư chính dân sự và sẽ cần một khoảng thời gian để phối hợp hành động của các nhóm. Tôi không nghĩ diễn tiến vụ này liên quan tới vụ Nga bán vũ khí cho Trung Quốc. Cũng có thể Trung Quốc muốn thể hiện mình cứng rắn hơn với ông Kerry trong các vấn đề trên biển. Tuy vậy, xung đột Trung Quốc và Nhật đang chiếm ưu tiên hơn. Vì vậy nếu Trung Quốc leo thang các hành động hung hăng ở biển Đông sẽ chỉ phản tác dụng. Theo tôi, vụ này diễn ra chính vì thái độ hung hăng của Trung Quốc trong việc muốn khẳng định quyền làm chủ và họ để chính quyền địa phương tự tung tự tác quá nhiều trong việc đối phó với tàu các nước khác. Trung Quốc tự đặt mình lên trên luật pháp quốc tế bằng các hành vi liều lĩnh và thiếu an toàn này.
* GS Carl Thayer là chuyên gia về an ninh khu vực và là giáo sư tại Học viện Quốc phòng Úc ở New South Wales.
Báo Mỹ lo ngại Tờ USA Today ngày 27-3 chỉ trích chính việc Mỹ không hành động đã khiến Trung Quốc lấn tới, đồng thời chỉ trích chính sách “chuyển trục châu Á” của Tổng thống Obama đạt ít hiệu quả. “Chúng ta mất uy tín với đồng minh và bạn bè khi không can dự” - Michael Auslin, chuyên gia Đông Á tại Viện American Enterprise, nói. “Trung Quốc sẽ hiểu sự không hành động của Mỹ chính là việc bật đèn xanh để họ hành động”. Việc xuất hiện tàu đổ bộ, một trong những lực lượng hải quân chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông, cũng khiến các chuyên gia quân sự chú ý. Stephanie Kleine-Ahlbrandt, giám đốc khu vực Đông Bắc Á của International Crisis Group, nói động thái mới cho thấy Trung Quốc tiếp tục “chuyển hướng từ cường quốc tập trung trên bộ sang cường quốc trên biển” - một chiến lược đã được Trung Quốc thực hiện trong hơn hai năm nay. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận