Trung Quốc đang dùng “chính sách ngoại giao tàu chiến”Báo chí Trung Quốc lại giở giọng đe dọa Việt NamTướng Trung Quốc ngang ngược tuyên bố không rút giàn khoan
Phóng to |
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì khiến cộng đồng quốc tế bức xúc với những ngôn từ lớn lối - Ảnh: Reuters |
Tờ Asia Sentinel trụ sở ở Hong Kong cho biết một số quan chức Trung Quốc xuất hiện tại các hội nghị quốc tế và trên truyền thông đã phát biểu thô lỗ, thiếu văn minh.
Sau chuyến thăm Việt Nam mới đây, ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì lớn lối tuyên bố trên truyền thông Bắc Kinh mục tiêu của ông ta là “dạy cho Việt Nam một bài học".
Trong thời gian qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục tuyên bố “người Trung Quốc đã bị tổn thương”. Theo thống kê của blogger Fang Kecheng, có bằng thạc sĩ báo chí ở ĐH Bắc Kinh, người Trung Quốc đã bị “tổn thương” ít nhất 140 lần bởi 42 quốc gia và nhiều tổ chức, cá nhân.
Thế nhưng cứ vụ việc trái ý nào liên quan, Trung Quốc lại lên tiếng khẳng định “vụ việc này làm tổn thương nghiêm trọng người dân Trung Quốc và ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ của Trung Quốc và quốc gia (gây tổn thương)”.
Chẳng hạn, chuyên gia Victor Mair thuộc ĐH Pennsylvania (Mỹ) thống kê cụm từ “tổn thương người dân Trung Quốc” xuất hiện 17.000 lần trên Google vào năm 2011. Trong khi đó cụm từ này chỉ xuất hiện ở Nhật 178 lần và ở Mỹ năm lần.
Trong những trường hợp này có vụ vợ chồng diễn viên Brad Pitt và Angelina Jolie từng làm người dân Trung Quốc “tổn thương”. Pitt làm điều đó khi xuất hiện trên một bộ phim về Tây Tạng. Ngược lại, Trung Quốc thường xuyên dùng từ ngữ cứng rắn với nhiều nước, nhưng ít có quốc gia nào phản ứng theo kiểu “bị tổn thương” như Bắc Kinh thường làm.
Ví dụ, tháng 12-2013 Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã chỉ trích Úc dữ dội trong một cuộc gặp với Ngoại trưởng Úc Julie Bishop. Một quan chức ngoại giao Úc mô tả đó là bài phát biểu thô nhất mà ông từng nghe trong 30 năm sự nghiệp.
Tháng 7-2011, Philippines quyết định cấm một quan chức Trung Quốc dự họp tại nước này vì các hành vi thô lỗ của ông ta. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết hành vi của ông này “không xứng đáng với một nhà ngoại giao”.
Trong cuốn hồi ký mới xuất bản, cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tiết lộ tại Diễn đàn khu vực ASEAN năm 2010 ở Hà Nội, ông Dương Khiết Trì, khi đó là ngoại trưởng Trung Quốc, đã tỏ vẻ giận dữ cáu kỉnh khi các quan chức ASEAN chỉ trích Trung Quốc gây hấn trên biển Đông. Khi đó thậm chí ông Dương còn loạn ngôn: “Trung Quốc là nước lớn, các nước khác là nước nhỏ”.
Lối hành xử thô lỗ của các quan chức Trung Quốc ngày càng xuất hiện nhiều trên các diễn đàn quốc tế. Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vừa qua, cả thế giới đã chứng kiến phản ứng lố bịch của tướng Vương Quán Trung, phó tổng tham mưu trưởng Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chỉ trích Bắc Kinh gây bất ổn trên biển Đông.
Lên phát biểu, ông Vương Quán Trung đã to tiếng cáo buộc Mỹ và Nhật “khiêu khích” Trung Quốc. Tuy nhiên ông Vương đã ngắc ngứ khi các đại biểu có mặt ở Shangri-La chất vấn ông ta về “đường lưỡi bò” bất hợp pháp.
Các tài liệu từ thế kỷ 15 cho thấy các hoàng đế Trung Quốc thường dùng những ngôn từ như vậy để đe dọa các nước láng giềng mà Bắc Kinh cho là “man di”. Một trong những câu ưa thích của các triều đình Trung Quốc và giờ được chính quyền Bắc Kinh lặp lại là “Trung Quốc là nước lớn”.
Trên thực tế, yêu cầu tối thiểu đối với các nhà ngoại giao quốc tế là phải lịch sự, tôn trọng người khác. Tuy nhiên Asia Sentinel đánh giá đây dường như là điều không thể đối với các quan chức Trung Quốc. Thời gian qua truyền thông quốc tế cũng phản ánh việc du khách Trung Quốc khi đi ra nước ngoài hành xử thô lỗ, thiếu văn minh và văn hóa.
"Những từ ngữ thô lỗ mà các quan chức Trung Quốc sử dụng trên các diễn đàn quốc tế sẽ chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh và uy tín của nước này” - Asia Sentinel khẳng định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận