10/01/2018 14:53 GMT+7

Trời lạnh, giữ ấm tay thế nào?

TRỌNG NHÂN (Nguồn: Wikihow)
TRỌNG NHÂN (Nguồn: Wikihow)

TTO - Chắc hẳn chúng ta từng trải qua cảm giác 'cóng tay' khi trời lạnh rồi làm mọi cách theo bản năng để tay ấm hơn. Dưới đây là 'mẹo' giữ ấm tay một cách khoa học.

Trời lạnh, giữ ấm tay thế nào? - Ảnh 1.

Vận động cơ thể

Cách làm ấm hiệu quả nhất là vận động chân tay, qua đó thúc đẩy máu huyết lưu thông đến các cơ và da, làm ấm toàn bộ bộ cơ thể.

Bạn có thể vận động bằng nhiều cách. Nếu đang dạo bộ ngoài trời, bạn có thể đi nhanh hơn một chút. Nếu trong nhà, bạn có thể tìm việc lặt vặt để làm.

Và nếu có thể, bạn hãy dành ít phút thực hiện một số bài tập aerobic, hay những động tác bật nhảy, đứng lên - ngồi xuống…

Trời lạnh, giữ ấm tay thế nào? - Ảnh 2.

Đơn giản nhất, bạn có thể thực hiện một vài động tác với đôi bàn tay như lắc lư các ngón tay, xoay cổ tay, hoặc nắm - thả bàn tay.

Bạn cũng có thể dùng tay này massage cho tay kia: từ cánh tay, lòng bàn tay đến các ngón tay giúp thúc đẩy máu huyết lưu thông.

Trời lạnh, giữ ấm tay thế nào? - Ảnh 3.

Mặc đồ rộng rãi

Nhiều người thường nghĩ mặc áo quần ôm kín mới ấm, tuy nhiên áo quần, tất vớ, thậm chí đồ lót quá chật có thể khiến mạch máu co lại làm cho máu lưu thông khó khăn hơn. Máu đến tay ít hơn sẽ làm cho bàn tay lạnh hơn.

Hơn nữa, áo quần rộng rãi giúp giữ được nhiều không khí ấm bên trong.

Trời lạnh, giữ ấm tay thế nào? - Ảnh 4.

Đeo bao tay khi trời lạnh rất phổ biến. Nhưng nên nhớ phải mang bao tay quá cổ tay vì nếu không bạn có thể mất nhiều nhiệt ở "cửa ngõ" hiểm yếu này. Ngoài ra, bạn có thể cho tay vào túi hoặc áo khoác nếu không mang bao tay.

Trời lạnh, giữ ấm tay thế nào? - Ảnh 5.

Uống trà gừng

Gừng là loại thực phẩm sinh nhiệt. Khi được cơ thể chuyển hóa, gừng sẽ sinh nhiệt. Do đó, uống trà gừng có thể giúp tay và toàn bộ cơ thể bạn ấm hơn, trong đó có đôi tay.

Đồng thời, cầm cốc trà ấm trong tay cũng là một cách thật lí tưởng cho đôi tay "hồi sức" trong không khí lạnh.

Trời lạnh, giữ ấm tay thế nào? - Ảnh 6.

Tận dụng thân nhiệt

Bạn có biết dù ngoài trời có lạnh đến đâu đi nữa thì trên cơ thể vẫn có một số vùng luôn ấm, điển hình là 2 nách.

Do đó, hãy đặt tay vào 2 vùng ấm này cho đến khi cảm thấy ấm hơn.

Bạn cũng có thể ngồi lên tay để giữ ấm nhưng hãy cẩn thận vì không khéo sẽ cấn tay và làm giảm lượng máu lưu thông.

Trời lạnh, giữ ấm tay thế nào? - Ảnh 7.

Thở kết hợp chà xát tay

Làn hơi nóng thở ra từ phổi có thể làm bạn cảm thấy ấm áp đôi tay.

Hãy chụm 2 tay lại để có thể giữ hơi nóng lâu hơi, sau đó chà xát bàn tay để đưa làn hơi này đến khắp bàn tay, nhất là mu bàn tay.

Trời lạnh, giữ ấm tay thế nào? - Ảnh 8.

Sưởi ấm

Đốm lửa, lò sưởi, động cơ xe và thậm chí máy vi tính đang hoạt động cũng thải ra nhiều nguồn nhiệt mà bạn có thể sử dụng sưởi ấm.

Tuy nhiên lưu ý đừng đến quá gần và tránh chạm trực tiếp vào nguồn lửa.

Nếu đang đeo bao tay, bạn nên tháo ra để bàn tay có thể tiếp xúc trực tiếp với hơi ấm.

Ngoài ra, bạn hãy thử lộn ngược bao tay và "hơ" nó cạnh nguồn nhiệt. Chắc chắn khi mang bao tay trở lại, bạn sẽ cảm thấy ấm áp lạ thường.

Trời lạnh, giữ ấm tay thế nào? - Ảnh 9.

Không uống rượu

Khi uống rượu, các mạch máu dưới da nở ra làm cho máu tập trung ở "vùng ven" thay vì ở trung tâm. 

Do đó bạn thường có cảm giác làn da trở nên ấm hơn, cơ thể nóng lên nhưng thực sự nhìn chung rượu làm giảm thân nhiệt.

Cụ thể, da người chứa nhiều thụ thể cảm giác giúp nhận biết sự thay đổi nhiệt độ. Việc máu tập trung nhiều ở da khi uống rượu gửi một loạt thông điệp tới bộ não cho biết "cơ thể đang nóng".

Cơ thể người uống rượu cho rằng nhiệt độ đang tăng lên nên bắt đầu đổ mồ hôi để giảm nhiệt. Điều này có thể gây ra một số tác hại nghiêm trọng, nhất là với những người có thể trạng yếu.

TRỌNG NHÂN (Nguồn: Wikihow)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên