Một góc triển lãm “Da cam - lương tri và công lý”. - Ảnh: M. AN
Triển lãm do Bảo tàng Binh chủng hóa học phối hợp cùng Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên - Huế, Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP.HCM tổ chức bao gồm bốn phần: thảm họa - nỗi đau da cam, Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học, hoạt động và hành trình đi tìm công lý, những tấm gương vượt khó vươn lên.
Những hình ảnh, tư liệu, hiện vật giúp người xem hiểu được hậu quả nghiêm trọng cho không chỉ nhân dân Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới, từ đó kêu gọi cộng đồng xã hội chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của nạn nhân chất độc da cam…
Thông qua triển lãm, ban tổ chức nhắn gửi hồi chuông báo động vấn đề sử dụng chất độc hóa học trong các cuộc chiến tranh của Mỹ và các nước trên thế giới…
Triển lãm kéo dài đến hết 25-11.
Một vài hình ảnh, hiện vật được trưng bày tại triển lãm:
Phạm Viết Tường (28 tuổi, Tiên Sơn, Tiên Phước, Quảng Nam) - một người mắc di chứng da cam sau chiến tranh được cha cõng trên đường đến trường - Ảnh chụp lại
Đạn XM235 do Mỹ sản xuất được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam - Ảnh: M. AN
Những hiện vật được sử dụng để khắc phục chất độc hóa học được trưng bày tại triển lãm - Ảnh: M. AN
Kê Văn Bắc ở xã A Ngo, huyện vùng núi A Lưới thế hệ thứ hai bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam - Ảnh chụp lại
Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh năm 1981 ở Thanh Hóa bị ảnh hưởng bởi di chứng chất độc da cam từ cha mình đã vượt lên nghịch cảnh trở thành giám đốc của một công ty - Ảnh chụp lại
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận