Trong 10 năm, tỷ lệ mắc tăng 200% (trong khi Tổ chức Y tế Thế giới dự báo trên thế giới chỉ tăng 54% nhưng trong 20 năm).
Điều đặc biệt là lứa tuổi mắc ngày càng trẻ hóa. Trước kia, người bệnh chủ yếu ở lứa tuổi 40-45, nay các bác sĩ của bệnh viện đã tiến hành điều trị cho cả trẻ ở độ tuổi 11, 12, 15 tuổi.
Việc nhiều trẻ ở tuổi vị thành niên nhưng đã mắc bệnh đái tháo đường là điều hết sức báo động vì ảnh hưởng đến tương lai của đất nước, nhất là bệnh gặp ở trẻ gia tăng cân nặng, béo phì.
Tình trạng trẻ béo phì bị tiểu đường thường do trẻ học tập liên tục, không chơi thể thao, lười vận động, ăn thức ăn nhiều năng lượng, xem tivi nhiều hơn và chủ quan cho rằng việc học hành và đi học hàng ngày đã giúp các em tiêu hao hết năng lượng.
Chẳng hạn như khi trẻ ăn 100g bơ, mọi người tưởng nhìn ít nhưng để tiêu thụ được lượng chất béo trên thì người ăn phải đi bộ nhanh 20km.
Trong khi đó, cuộc sống hiện đại ngày nay trẻ ăn rất nhiều snack, đồ ăn nhanh và nước ngọt. Đây là những thứ năng lượng tích lũy trong cơ thể cực kỳ lớn, nếu không có thời gian chơi thể thao thì béo phì là chuyện hoàn toàn dễ hiểu.
Bệnh đái tháo đường sẽ theo những bệnh nhân trẻ tuổi suốt cuộc đời và các biến chứng có thể phát sinh như bệnh tim mạch, bệnh thận, các vấn đề ảnh hưởng đến mắt và tổn thương thần kinh sẽ xảy ra với họ khi tuổi đời còn trẻ.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, tất cả người dân đi khám bệnh nên tiến hành thêm xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu, rối loạn lipid máu.
Để dự phòng bệnh, điều quan trọng là mỗi người cần đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển, nên vận động thể lực khoảng 30 phút/ngày. Đặc biệt, với những người cần kiểm soát cân nặng thì cần tăng cường luyện tập hơn, nên ăn nhiều rau, giảm đường, giảm chất béo và không sử dụng thuốc lá.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận