Phóng to |
Các tế bào cần cho việc cấy ghép có thể được lấy từ máu |
Một nhóm các nhà khoa học Ý đã so sánh các liệu pháp điều trị cho trẻ có nguy cơ mắc bệnh ung thư bạch cầu nguyên bào lympho (ALL) cao. Họ phát hiện ở trẻ bị bệnh được điều trị bằng cách cấy tế bào máu từ người cho thích hợp, chẳng hạn từ anh chị em ruột, tình trạng tái phát bệnh ít hơn đáng kể so với các trẻ khác.
Bác sĩ Adriana Balduzzi và đồng nghiệp đã nghiên cứu hiệu quả điều trị ở 357 trẻ có nguy cơ mắc bệnh ALL cao. Tất cả các trẻ này đều cho thấy có phản ứng một phần nào đó với các phương pháp điều trị thông thường, nghĩa là bệnh tình của chúng cũng có sự thuyên giảm.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra họ hàng của những đứa trẻ này để tìm một người cho thích hợp và tiến hành cấy ghép tế bào máu từ người cho này cho đứa trẻ mắc bệnh. Có 77 trẻ được điều trị bằng phương pháp này còn 280 trẻ khác được điều trị bằng hóa trị liệu. Sau 5 năm, tỷ lệ tử vong là như nhau ở cả hai nhóm.
Tuy nhiên, ở nhóm trẻ điều trị bằng phương pháp cấy ghép có sự giảm đáng kể tình trạng tái phát bệnh: giảm 57% so với 41% ở nhóm điều trị bằng hóa trị. Hiệu quả này đặc biệt rõ rệt ở trẻ có nguy cơ tái phát bệnh cao và sau khoảng 18 tháng điều trị. Các nhà nghiên cứu nói rằng nghiên cứu của họ đã cung cấp bằng chứng khá thuyết phục để giúp các bác sĩ đưa ra quyết định điều trị cho bệnh nhân bệnh bạch cầu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận