Ba bé kể bé thấy chai nước suối để ở góc nhà, trong đó đựng dầu hỏa để đốt đèn, tưởng là nước uống nên tự mở nắp chai ra uống, sau đó bé ho sắc sụa, nôn ói, co giật.
Ba bé thấy con bị co giật dữ dội và bất tỉnh nên hốt hoảng.
Qua thăm khám và cho xét nghiệm máu, bác sĩ trấn an gia đình và giải thích bé bị viêm phổi do hít dầu hỏa kèm theo co giật do mất muối nặng, gia đình đưa bé kịp thời đến bệnh viện nên không bị tổn thương nhiều.
Khi uống phải các chất bay hơi như xăng, dầu hỏa, mazut, benzen... sẽ bị ngộ độc. Đối với dầu hỏa, nếu uống trên 10ml sẽ gây ngộ độc.
Dầu hỏa có tác dụng kích thích tại chỗ tiếp xúc như miệng, lưỡi, bao tử gây đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, khó chịu, rồi khi nôn ói nạn nhân hít luôn dầu hỏa vào phổi gây nên tình trạng suy hô hấp, khó thở rất nặng.
Triệu chứng biểu hiện của uống dầu hỏa là ho dữ dội, khó thở, khạc ra máu. Ho nhiều gây nôn mửa, tạo điều kiện cho việc hít dầu hỏa, dịch dạ dày vào phổi.
Chính việc nôn ói nhiều làm bé T. mất nước và mất các chất điện giải, trong đó có muối natri.
Trong trường hợp hạ natri với áp lực thẩm thấu máu thấp, nước từ ngoài tế bào được vận chuyển vào trong tế bào não gây phù não làm bé co giật, nếu không xử trí kịp thời có thể bị tổn thương não không hồi phục.
Ngoài ra khi bé khó thở, suy hô hấp làm giảm khả năng cung cấp oxy cho não cũng gây tình trạng co giật do thiếu oxy não.
Khi trẻ bị ngộ độc dầu hỏa, phụ huynh cần bình tĩnh đưa trẻ đến bệnh viện, không được tự ý gây nôn cho trẻ vì nếu trẻ bị nôn, lúc hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản làm trẻ bị viêm phổi, hơi của dầu hỏa này xâm nhập đường hô hấp gây tổn thương phế nang. Cộng thêm tình trạng sặc dầu hỏa vào phổi thì tổn thương ở phổi càng nặng nề hơn.
Cách xử trí ban đầu là cho trẻ dùng nước muối loãng súc miệng, nếu trẻ nhỏ thì lau rửa miệng rồi đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận