Luật giáo dục đại học: Cần thiết nhưng chớ vội vàng
Phóng to |
"Tôi đề nghị cần nghiên cứu bổ sung định nghĩa về cơ sở giáo dục hoạt động vì lợi nhuận để có sự đồng bộ trong quy định của pháp luật cũng như thực tế hiện nay ở miền Nam phần lớn cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động theo hình thức vì lợi nhuận" - Đại biểu HUỲNH THÀNH ĐẠT (TP.HCM) - Ảnh: Việt Dũng |
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đề cập đến thực trạng “không ít cơ sở giáo dục đại học chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để tuyển sinh càng nhiều, chỉ tiêu đầu vào càng nhiều càng tốt, còn sinh viên ra trường đi đâu, có việc làm hay không là chuyện của sinh viên”. Bà Hương đề nghị “phải quy định làm sao để khắc phục được tình trạng đến mùa tuyển sinh cao đẳng, đại học hằng năm các cơ sở giáo dục đại học tung ra rất nhiều quảng cáo, tiếp thị và có thể nói chi phí cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị này rất lớn, tính đến cùng thì đổ kinh phí này lên học phí của sinh viên”.
Đồng tình với quy định bắt buộc thành lập hội đồng nhà trường, nhưng đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) đề nghị “phải xác định rõ hơn thẩm quyền, mối quan hệ để đảm bảo hội đồng quản trị, hội đồng điều hành thực hiện đúng vai trò là cơ quan luật định giao nhiệm vụ và kiểm soát hoạt động của hiệu trưởng, còn hiệu trưởng là người thực hiện các nhiệm vụ do hội đồng trường, hội đồng giáo dục đại học giao. Hai cơ quan này phải có tính độc lập tương đối, vì vậy cần cân nhắc xem có cho phép hiệu trưởng làm chủ tịch hội đồng nhà trường hay không”.
Phóng to |
"Nếu trao quyền tự chủ ngay cho các trường mới được thành lập chưa đủ mạnh về quản lý và hoạt động giáo dục thì sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho xã hội" - Đại biểu PHẠM THỊ HẢI (Đồng Nai) - Ảnh: Việt Dũng |
Đề cập đến vấn đề xã hội hóa và lợi nhuận trong giáo dục, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng “sự tồn tại thị trường giáo dục không phải là thảm họa, tuy nhiên cần phải đưa vào luật để phân biệt rõ ràng hai loại hình dịch vụ giáo dục, đó là dịch vụ vì mục đích lợi nhuận và không vì mục đích lợi nhuận”.
Theo bà Thúy, tuy dự luật quy định các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ, nhưng việc chấp nhận chia lợi tức và dành thẩm quyền cao nhất cho các cổ đông ở trường tư thục thì không khác gì nguyên tắc tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.
Trên thực tế có thể nói 100% đại học tư thục ở VN là vì lợi nhuận. Nguyên tắc hoạt động vì lợi nhuận cũng đã giải thích vì sao ở VN không ít trường đại học ngoài công lập phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ gay gắt, kéo dài, mà ở những trường đại học như vậy thì rất khó phát triển.
* GS TRẦN HỒNG QUÂN (chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập): Trong dự thảo luật có điều khoản quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học (điều 33) kể ra rất nhiều điều nhưng lại không liên quan tới quyền tự chủ. Trong số này có một số điều giao quyền tự chủ nhưng lại kèm theo những điều kiện rất khó khăn. Đó là sự hạn chế của quyền tự chủ tùy thuộc vào sự phân tầng, xếp hạng đẳng cấp. Theo đó, trường nào đủ điều kiện mới được trao quyền tự chủ và trường nào vi phạm sẽ bị rút quyền tự chủ. Như vậy, quyền tự chủ coi như là phần thưởng trao cho trường xếp hạng cao. Luật quy định như vậy là không ổn. Nếu làm theo cách này nền giáo dục đại học sẽ không thể có tự chủ. * GS VÕ TÒNG XUÂN (hiệu trưởng Trường đại học Tân Tạo): Thực tế, Bộ GD-ĐT đang nắm mọi thứ nên các cơ sở giáo dục đại học không thể tự chủ được. Dự thảo luật hiện vẫn tập trung quá nhiều quyền lực ở Bộ GD-ĐT, ắt hẳn cơ chế xin - cho vẫn còn tồn tại và chất lượng giáo dục đại học cũng không thể khá hơn được. Ở các nước, các trường đại học cạnh tranh nhau bằng chất lượng, nhưng ở VN các trường đều phải sống chung với xin - cho. Ai xin giỏi thì có nhiều chỉ tiêu tuyển sinh, có nhiều tiền. Dự thảo luật nêu ra nhiều điều kiện thành lập trường nhưng trong quá trình hoạt động lại thả lỏng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận