28/03/2008 14:08 GMT+7

Trần Huiền Ân hay Trần Huyền Ân?

ANH CHI
ANH CHI

TTO - Sau khi đăng bài "Nhà văn Trần Huiền Ân: Tôi là nhà giáo viết văn" trên mục Bên ngoài tác phẩm, tạp chí Áo Trắng, bạn đọc đã gửi email khuyến nghị rằng, phải viết là "Huyền" mới đúng chính tả, đúng với khuôn mẫu tiếng Việt.

FZMXacIY.jpgPhóng to
Nhà văn Trần Huiền Ân
TTO - Sau khi đăng bài "Nhà văn Trần Huiền Ân: Tôi là nhà giáo viết văn" trên mục Bên ngoài tác phẩm, tạp chí Áo Trắng, bạn đọc đã gửi email khuyến nghị rằng, phải viết là "Huyền" mới đúng chính tả, đúng với khuôn mẫu tiếng Việt.

Trước tiên, xin được trích đăng lại một đoạn phỏng vấn trong bài viết nói trên, lý do tại sao nhà văn lại chọn là Huiền chứ không phải là Huyền.

Đầu tiên xin ông cho biết đôi chút về bút danh của mình, tại sao là Trần Huiền Ân "i" mà không phải "y" trong khi tên thật ông là Trần Sĩ Huệ, tên cụ thân sinh là Trần Huyền Đoan?

- Bây giờ gọi là bút danh. Thời trước gọi là bút hiệu. Những người thuộc gia đình Nho học thường có thêm tên tự và tên hiệu. Một trong những cách đặt các tên này là có sự liên hệ với tên chính, bằng một câu sách chẳng hạn. Như bút hiệu Quán Chi của ông Đào Trinh Nhất do câu Ngô đạo nhất dĩ quán chi. Chữ Huệ trong tên tôi không có bộ thảo đầu, không phải hoa huệ mà là ơn huệ.

Đọc câu Trí huệ chi sĩ thị huyền ân dã (trí huệ của kẻ sĩ có được là nhờ ơn mầu nhiệm vậy) tôi nghĩ phải có một ơn mầu nhiệm ban cho chừng nào, ta mới có một trí huệ chừng ấy. Dùng bút hiệu này để nói lên lòng tôn kính với một đấng vô minh tôi chưa được biết.

Thuở bắt đầu quốc ngữ, người ta đánh giá rằng y = 2i, y đọc là i Grec (Grec = Hi Lạp). Y nằm ở vị trí cuối trong bảng chữ cái, chúng tôi thường đọc là i cà-rết, diễu thành i cà-lết. Y có giá trị 2i nên dùng ở các âm về cuối như hay, tay, huy, tuy... để phân biệt với hai, tai, hui, tui... Tác giả viết tên ông là Huình Tịnh Của, dùng i trong các chữ huình, huiền, tuiền... Sau này, Nguyễn Hữu Ngư với bút hiệu Nguiễn Ngu Í đồng tình với chính tả như trên và có thư đề nghị bộ trưởng quốc gia giáo dục đương thời. Nguyễn Nho Bửu cũng dùng i trong bút hiệu Nguiễn Nho Sa Mạc.

Như vậy, Huiền Ân là bút hiệu do tác giả đã chọn, cố tình lựa chọn chữ i (i ngắn) thay vì là chữ y (y dài) như hiện nay mọi người đang dùng. Xét trong một chừng mực nào đó, nếu sự sáng tạo ấy không có gì quá đáng, chúng ta nên tôn trọng, không chỉ trong các tác phẩm mà còn chính ở cách lựa chọn bút hiệu, bút danh của các nhà văn.

ANH CHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên