Tuy nhiên, theo các chuyên gia dự hội thảo “Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM” mới đây, tính khả thi của dự án này là khá lớn với thành phố.
Dự án công trình xanh giúp nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy của cộng đồng xã hội về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên. Đó chính là sự cộng hưởng cùng tham gia trong sự phát triển công trình xanh của các nhà đầu tư, các ngành xây dựng.
Trong thời gian qua, các vấn đề về biến đổi khí hậu do thiếu hụt mảng xanh nghiêm trọng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt là các đợt mưa lớn vừa qua đã khiến cho tình trạng giao thông, hệ thống thoát nước của TP.HCM trở nên quá tải.
So sánh về tỷ lệ cây xanh tại một số thành phố trên thế giới như: Singapore 30,3m2/người, Seoul (Hàn Quốc) 41m2/người, Berlin (Đức) 50m2/người, Paris (Pháp) 25m2/người... thì tỷ lệ tương ứng tại nội thành TP.HCM là 2,4m2/người (nội thành phát triển mới: 7,1m2/người; ngoại thành 12m2/người).
Tại Việt Nam, có 3 hệ thống đánh giá công trình xanh đã được đưa vào sử dụng gồm LEED (Mỹ), Lotus (Việt Nam) và BCA Green Mark (Singapore). Trong đó, hệ thống LEED được xem là tiêu chuẩn có những yêu cầu khắt khe nhất, được hơn 150 quốc gia áp dụng.
Một công trình đạt chứng nhận LEED, tổ chức USGBC (US Green Building Council) sẽ xem xét và cho điểm các hạng mục như: vật liệu sử dụng (tái sử dụng, thân thiện môi trường, vật liệu địa phương có nguồn gốc gia công sản xuất); chất lượng môi trường không khí trong nhà; giảm tiêu thụ điện năng; sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm; kết nối giao thông công cộng; địa điểm bền vững.
Tại cuộc hội thảo, nhiều chuyên gia cũng đã có những đánh giá cụ thể về chương trình mục tiêu trên địa bàn thành phố, hướng đến đảm bảo độ che phủ rừng và cây xanh trên địa bàn cuối năm 2020 đạt tỷ lệ trên 40%, UBND TP.HCM đã có kế hoạch trồng hơn 1.613ha rừng và cây xanh cho giai đoạn này với tổng kinh phí khoảng 480 tỷ đồng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận