Phóng to |
Hiện trường vụ cháy - Ảnh: Minh Quang |
Theo đại tá Nguyễn Văn Sơn - phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Hà Nội, có nhiều cán bộ, chiến sĩ được trang bị quần áo bảo hộ, trong đó có những bộ quần áo amiăng chống cháy, chống nhiệt và mặt nạ.
Tuy nhiên, có một số cán bộ chiến sĩ không mặc quần áo bảo hộ vẫn lao vào dập lửa không ngại ngần vì đó là “lúc một mất một còn, ai làm được việc gì thì làm với tinh thần cao nhất để dập tắt đám cháy”.
Riêng việc lính cứu hỏa hứng xăng từ xe bồn ra trước khi ngọn lửa bùng cháy trở lại, ông Sơn cho biết toàn bộ ống xuất của chiếc xe bồn bị hư hỏng, xăng chảy ra, nên buộc phải sử dụng các bình chứa để thu hồi xăng rò rỉ, không để chảy lan ra khu vực xung quanh.
Nếu không thu hồi, xăng sẽ theo dòng nước chảy ra xa và nguy cơ cháy trở lại. Khi cháy thì toàn bộ bốn van xả cháy hết, hư hỏng và xăng cứ thế chảy ra, nên anh em chiến sĩ phải thu hồi thủ công.
Cùng ngày, đại tá Hoàng Công Định - phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Hà Nội - đến Bệnh viện Xanh Pôn thăm, động viên các cán bộ, chiến sĩ bị thương. Đa số anh em bị bỏng ngoài da và bỏng hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với lửa và khí xăng hít vào phổi.
Hai trường hợp nặng nhất là chiến sĩ Phạm Văn Phúc, Phạm Văn Phong bị bỏng độ 3, lên đến 20% cơ thể. Chiến sĩ Nguyễn Hoàng Anh bị bỏng 7% và bỏng hô hấp.
* Tin bài liên quan:
Ảnh chiến sĩ PCCC trong biển lửa xúc động mạnh dư luậnNguyên nhân vụ cháy xăng lớn ở Hà Nội: xe bồn rò rỉTrạm xăng thành biển lửa, nhiệt độ cháy có lúc 1.000 độ CMời VKS quân sự phối hợp điều tra vụ cháy lớn tại Hà NộiChiến đấu với "giặc lửa", 10 lính cứu hỏa nhập viện
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận